游客发表
Thực tế,ấtcậpviệccấpphtthuốtipvang tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là những hộ gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may bị đau ốm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số hộ gia đình lại phàn nàn về tình trạng cấp, phát thuốc khi khám và điều trị bệnh tại tuyến bệnh viện đa khoa. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho người dân khi tham gia BHYT.
Là bộ đội phục viên trở về quê nhà với hai bàn tay trắng, ông Trần Trung Tính, sinh năm 1955, ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cố gắng lao động phát triển kinh tế gia đình. Nhưng do tuổi cao, sức yếu, bản thân thường hay đau ốm nên phải dùng thuốc giảm đau mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây ông Tính cho rằng việc cấp, phát thuốc theo sổ khám bệnh BHYT không còn thuận tiện như trước. Ông Trần Trung Tính bộc bạch: “Tôi bị bệnh cao huyết áp và đau bao tử, khi ra Bệnh viện Đa khoa huyện Phụng Hiệp khám và nằm điều trị được vài ngày thì được xuất viện. Nhưng khi xuất viện thì bác sĩ không cho thuốc mang về nhà uống, tôi có hỏi, bác sĩ trả lời là do bệnh viện thực hiện theo quy định của bảo hiểm”.
Còn trường hợp của bà Hồ Thị Bằng, ngụ ấp Phương Hòa, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, năm nay đã 84 tuổi, nhưng để có thuốc uống sau mỗi lần xuất viện thì bà phải nhờ xe ôm và cô con gái ngồi phía sau chở ra bệnh viện lấy thuốc uống. “Mẹ tôi xuất viện về nhà nhưng không có thuốc uống, qua ngày sau tôi kêu xe ôm chở 3 người ra ngoài bệnh viện lấy thuốc uống vì mẹ tôi già yếu không thể ngồi xe một mình. Thấy khó khăn lắm, vừa tốn tiền, vừa nguy hiểm vì phải thường xuyên tới lui xin thuốc uống”, cô Trần Kim Coi, con gái bà Hồ Thị Bằng bức xúc nói.
Nhiều người cho rằng, việc người bệnh phải tự mình ra bệnh viện lấy thuốc uống theo như quy định của bảo hiểm là hết sức vô lý, vì nhiều người bệnh sẽ không đảm bảo đủ sức khỏe.
Trao đổi với chúng tôi, BSCKII Lý Minh Quang, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Sở dĩ, một số trường hợp bệnh nhân khám bệnh BHYT khi xuất viện không được cấp, phát thuốc mang về nhà là do bệnh viện thực hiện theo 2 công văn số 5351/BYT-BH và 3533/BHXH-CSYT, do vậy mà một số trường hợp bệnh mãn tính như tăng huyết áp hay đái tháo đường khi xuất viện người bệnh sẽ không được cấp, phát thuốc. Ông Quang cũng cho biết thêm: “2 văn bản này có quy định là không phân biệt người nhỏ tuổi hay người lớn tuổi, mà chỉ quy định dạng bệnh nếu như là bệnh mãn tính như tăng huyết áp hay đái tháo đường… thì khi ra viện chuyển bệnh nhân xuống phòng khám ngoại trú để làm thủ tục nhận thuốc. Nhưng nhận ngày ra viện thì không được vì ngày ra viện buổi chiều bệnh nhân còn thuốc uống. Do đó, để nhận được thuốc uống thì bắt buộc ngày hôm sau người bệnh phải quay lại bệnh viện lấy thuốc. Như vậy thì bất tiện cho bà con, hiện bệnh viện đang bàn bạc với ngành bảo hiểm tìm cách tháo gỡ vướng mắc này”.
Mặc dù, việc ban hành công văn nhằm giám sát, tránh tình trạng trong thời gian người bệnh đã được cấp thuốc sau điều trị nội trú lại đi khám, chữa bệnh để lấy thuốc. Nhưng xét cho cùng thì việc bệnh viện thực hiện cứng nhắc theo thông tư hướng dẫn đã vô hình trung những người lớn tuổi, thường xuyên đau ốm như bà Bằng và ông Tính còn phải chịu nhiều khó khăn trong thời gian tới.
LÊ ĐĨNH
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接