【bongda info.vip】'Đại gia' bán lẻ thế giới tăng tìm kiếm nguồn hàng từ Việt Nam

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:15:31

Tại Diễn đàn xuất khẩu 2023 - “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” do Bộ Công Thương và TP.HCM tổ chức sáng 14/9,ĐạigiabánlẻthếgiớităngtìmkiếmnguồnhàngtừViệbongda info.vip đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn khẳng định, Việt Nam là quốc gia sản xuất, cung cấp nhiều mặt hàng cho trong chuỗi giá trị xuất khẩu toàn cầu.

Ông Avineesh Gupta, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Walmart cho hay, mỗi tuần, hệ thống này đón khoảng 240 triệu lượt khách tại các cửa hàng, hệ thống website ở 19 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2013, Walmart có văn phòng tại TP.HCM, lấy nguồn hàng từ Việt Nam rồi xuất khẩu đi toàn cầu.

"Việt Nam là điểm cung ứng hàng quan trọng của Walmart. Chúng tôi đánh giá cao chất lượng lao động, doanh nghiệp trong nước, giúp xuất khẩu nhiều mặt hàng, đóng góp vào sự phục hồi kinh tế", ông nói.

Ông Avineesh Gupta đánh giá, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng, xoài, dừa,... và các loại nông sản khác của Việt Nam hiện rất lớn; tập đoàn muốn tìm kiếm nguồn cung ứng hàng nhiều hơn, ổn định hơn. Để trở thành đối tác của Walmart, doanh nghiệp Việt cần tạo sự tin tưởng, mang tới các sản phẩm chất lượng.

Các tập đoàn quốc tế đánh giá cao tầm quan trọng nguồn hàng từ Việt Nam. 

Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail Việt Nam, ông Olivier Langlet, nhìn nhận, trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong sản xuất nguyên liệu thô. Ngành chế biến nội địa có những thay đổi mạnh, tạo ra hàng loạt sản phẩm đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Do vậy, Central Retail đang đầu tư rất lớn vào lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp đang có sự ủng hộ lớn từ Chính phủ và các cơ quan, theo ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Aeon Topvalu Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Tập đoàn bán lẻ đến từ Nhật Bản đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Việt thông qua hệ thống cửa hàng tại 14 quốc gia trên toàn thế giới. 

Trong lĩnh vực dệt may, ông Lionel Adenot, CEO Decathlon Việt Nam, cho hay, doanh nghiệp có mặt tại Việt Nam năm 2015. Hiện Việt Nam là điểm sản xuất lớn thứ 2 trên toàn cầu của hệ thống bán lẻ đồ thể thao này.

Decathlon cũng muốn tìm kiếm thêm nhà cung cấp đáng tin cậy trong sản xuất sản phẩm cho tập đoàn. Vị CEO đưa ra 3 yêu cầu với doanh nghiệp Việt, đó là đưa số hoá đưa vào tư duy sản xuất kinh doanh; nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu thô địa phương, hiệu suất sản xuất sản phẩm, hiệu suất sử dụng năng lượng; giảm thiểu tác động môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo.

Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, đạt 730,3 tỷ USD. 

Trong 8 tháng của năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 435 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 227,7 tỷ USD, giúp Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD. 

Theo ông Hải, Việt Nam đã và đang chuyển mình để trở thành trung tâm sản xuất lớn toàn cầu, cung ứng cho thị trường thế giới các mặt hàng đa dạng về chủng loại, cạnh tranh về giá, với chất lượng được cải thiện.

Gần đây, nhiều tập đoàn, nhiều kênh phân phối bán lẻ/bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung bền vững và đã lựa chọn Việt Nam là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

Diễn đàn xuất khẩu năm nay hướng tới hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nỗ lực tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Sự kiện có sự tham dự của các tập đoàn lớn trên thế giới như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Boeing (Hoa Kỳ); Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thuỵ điển), LuLu (UAE)... cùng hàng trăm doanh nghiệp, người mua quốc tế tới từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuất khẩu điện sang Singapore: Cần nguồn đầu tư khổng lồXuất khẩu điện không phải chuyện mới khi Việt Nam vẫn bán điện cho Campuchia. Nhưng xuất khẩu điện “sạch” sang Singapore lại là câu chuyện khác. 顶: 459踩: 2