【bxh bong da nu】Kiểm tra chuyên ngành chồng chéo gây tốn kém cho DN
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, các quy định kiểm tra chuyên ngành chồng chéo, máy móc…đã làm tăng gánh nặng chi phí cho DN và xã hội. Việt Nam là nước gánh chịu chi phí logistics cao nhất trên thế giới, chiếm đến 21% trên tổng số lượng hàng hóa.
Trong khi đó, chỉ cần DN tiết kiệm được 5-10% chi phí logistics, GDP sẽ có thêm hàng tỉ USD, đây mới là giải pháp tăng trưởng bền vững.
Nhiều quy định an toàn thực phẩm gây khó cho DN
Các chuyên gia cho rằng, các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, đi vào tiểu tiết gây tốn kém cho DN nhưng hiệu quả vệ sinh an toàn thực phẩm lại chưa cao.
Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia tư vấn dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện cho biết, việc kiểm tra chuyên ngành hiện nay có nhiều thủ tục, thời gian kéo dài, gây tốn kém hàng triệu USD, "thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của DN".
Nhiều DN cho biết họ sẵn sàng tốn chi phí để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có thể kiểm tra tại nguồn, ở nước xuất xứ để tránh tình trạng "kiểm tra lắt nhắt" như hiện nay.
Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ (Amcham) cho rằng quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm hiện nay không hề phù hợp với các nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính cho DN của Chính phủ.
Theo đại diện Amcham, hiện một sản phẩm đang sản xuất tại Việt Nam phải cõng rất nhiều giấy phép con chỉ xét riêng về nguyên liệu. Chẳng hạn, một chiếc bánh có đến 12 nguyên liệu, thời gian xin giấy phép mỗi nguyên liệu mất 30 ngày, vậy là tổng cộng mất hơn 300 ngày.
Vấn đề là các nguyên liệu này không phải là những thứ DN bán trực tiếp cho người tiêu dùng nhưng quy định vẫn bắt họ phải công bố tiêu chuẩn chất lượng cho cả nguyên liệu lẫn thành phẩm.
Không chỉ phải xin giấy phép cho sản phẩm sau khi đã hoàn thành mà trong quá trình sản xuất, DN cũng phải xin giấy phép cho nguyên liệu bao gồm cả phụ gia thực phẩm… "Quá tốn kém mà không cải thiện được vấn đề an toàn thực phẩm", đại diện Amcham khẳng định.
Nhiều đại biểu cho rằng kiểm tra chuyên ngành đang gây khó cho DN. Ảnh Vũ Lê |
Cần thay đổi cách thức kiểm tra chuyên ngành
Để giảm tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành, trong thời gian qua, mặc dù Nghị quyết 19 đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước cũng như của DN, nhưng hiện nay những quy định về tiêu chuẩn chất lượng vẫn tạo những ràng buộc, gây khó cho DN.
Ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nêu quan điểm, với câu chuyện kiểm tra chuyên ngành mà DN rất bức xúc thì mọi thứ đã được “bắt bệnh”, chỉ rõ nhưng chưa thực hiện. Chủ trương thay đổi cũng đã có nhưng điểm yếu là chưa có sự phối hợp giữa các bộ, ngành và ứng dụng công nghệ thông tin.
Đồng tình quan điểm trên, ông Phạm Thanh Bình đề xuất cần giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 – 35% xuống còn 15%. “Ngoài ra, các DN cũng đang bức xúc vì việc lấy mẫu để kiểm tra quá nhiều. Cơ quan kiểm tra lấy mẫu rất lãng phí”, ông Bình nói.
Để gỡ khó cho DN, ông Phạm Thanh Bình cho rằng cần thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng DN; áp dụng chế độ DN ưu tiên.
Đại diện Amcham đề xuất loại bỏ thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu đăng ký hợp quy các nguyên liệu phụ gia, bao bì nhập khẩu dùng cho sản xuất tiêu dùng nội bộ của DN mà không đưa ra thị trường.
Ngoài ra, các DN cũng cho rằng cần loại bỏ quy định yêu cầu DN tự gửi mẫu kiểm nghiệm vì quy định này trái luật, đó là trách nhiệm và vai trò của cơ quan Nhà nước.
Nêu những bất cập trong công tác kiểm tra chuyên ngành, bà Nguyễn Thị Mai Hương, đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, công tác kiểm tra chuyên ngành chưa tách bạch giữa kiểm tra nhà nước và hoạt động đánh giá sự phù hợp. Thời gian thực hiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK của Việt Nam còn dài. Có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương kiến nghị, cần rà soát danh mục hàng nhóm 2, thay đổi cơ chế quản lý hàng nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đồng thời khuyến khích tổ chức đánh giá sản phẩm hàng hóa nên triển khai đánh giá tại nguồn, không thực hiện kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu./.
Vũ Lê
(责任编辑:World Cup)
- Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- Bộ trưởng Tô Lâm: Hỗ trợ tối đa gia đình các liệt sỹ trong vụ khủng bố ở Đắk Lắk
- Kêu gọi người dân vận động các đối tượng tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk ra đầu thú
- Câu hỏi đặc biệt khảo sát sự hài lòng của người dân Bắc Giang với cán bộ
- Sóc Bom Bo
- Lâm Đồng yêu cầu công an điều tra vụ sạt lở ở Đà Lạt khiến 2 người chết
- Những dấu ấn từ 80 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại 3 nước Mỹ Latinh
- Ứng phó bão số 1 (talim)
- Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- Hơn 100 tài xế nghỉ việc vì chậm trả lương, xe buýt Đà Nẵng ngưng hoạt động
- Xuất hiện nhóm người ăn mặc nhếch nhác, chập tối xin tiền rồi nhanh chóng bỏ đi
- Khai ‘lao động tự do’ khi vi phạm nồng độ cồn, Phó chủ tịch xã bị kỷ luật
- Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Đại lộ nghìn tỷ đang thi công ngăn dân đi vào vì liên tiếp tai nạn chết người
- Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- Vụ cháy ở Khâm Thiên: Người dân tri hô, phá cửa cuốn bất thành
- Bí thư Thanh Hóa truy giám đốc sở: 'Có phiền hà, tiêu cực khi cấp sổ đỏ không'
- Bộ trưởng Quốc phòng trình dự án luật bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự
- 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- Dự báo thời tiết 27/6: Có mưa to đến rất to nhưng lượng mưa giảm