您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bxh la liga 2】Góp ý sửa đổi Điều 387, 388 trong Bộ luật Hình sự 2015 正文

【bxh la liga 2】Góp ý sửa đổi Điều 387, 388 trong Bộ luật Hình sự 2015

时间:2025-01-09 23:57:11 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

BPO -Bộ luật Hình sự 2015 đã được Quốc h& bxh la liga 2

BPO - Bộ luật Hình sự 2015 đã được Quốc hội khóa XIII,p bxh la liga 2 kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố, các chuyên gia pháp luật trong cả nước đã phát hiện có nhiều sai sót trong bộ luật này. Vì thế, ngày 29-6-2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Vừa qua, Bộ Tư pháp vừa trình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các điều của Bộ luật Hình sự 2015, để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành ở Trung ương, địa phương và nhân dân trong cả nước. Nhân dịp này tôi xin có ý kiến đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung Điều 387, 388 như sau:

Điều 387 trong Bộ luật Hình sự 2015 là những quy định về tội đánh tháo người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù. Nội dung của Điều 387 như sau: Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Ở điều này, tôi đề nghị sửa Khoản 1, cụ thể là bổ sung thêm đối tượng bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp. Vì trong thực tế đã có không ít trường hợp những người phạm pháp bị bắt quả tang, thậm chí là người này vi phạm nghiêm trọng nên bị tạm giữ hoặc bị giữ khẩn cấp, nhưng những người thân bị kích động đã tổ chức đánh tháo. Do đó, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” vào ngay sau cụm từ “Người nào đánh tháo người bị bắt”. Đồng thời bổ sung thêm từ “người” vào ngay trước cụm từ “bị giam”. Như vậy sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, Khoản 1 của Điều 387 sẽ được viết lại như sau: Ngườinào đánh tháo người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,người bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Điều 388 là những quy định về tội vi phạm quy định về giam giữ. Điều này có 3 khoản và Khoản 1 có nội dung như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 119, 170, 252, 253, 254 và 255 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản; Cưỡng đoạt tài sản; Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần; Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là chưa đầy đủ, có thể dẫn đến trường hợp bỏ lọt người, sót tội trong quá trình thực thi bộ luật này. Cụ thể là với những người vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ, nhưng đồng thời lại có hành vi vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178), thì không thể xử lý theo quy định tại Điều 388. Do đó, ở Khoản 1 của Điều 388 cần được bổ sung thêm việc dẫn chiếu Điều 178. Đồng thời, ở Điểm c của Khoản 1 có quy định như sau: Cưỡng đoạt tài sản. Tôi đề nghị bỏ cụm từ “cưỡng đoạt tài sản” và thay vào đó là cụm từ “Chiếm đoạt tiền, đồ tiếp tế, vật dụng sinh hoạt của người khác”. Vì trong thực tế ở không ít nơi giam giữ, tạm giam các phạm nhân, người phạm tội bị bắt quả tang đã xảy ra trường hợp chiếm đoạt tiền, đồ tiếp tế, vật dụng sinh hoạt của người khác. Vì vậy, nếu không sửa đổi như trên thì sẽ dẫn đến trường hợp bỏ lọt người, sót tội. Và ở Điểm d có nội dung: Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần. Ở đây, tôi đề nghị bỏ cụm từ “hoặc tổ chức sử dụng”. Vì, nếu quy định như trên thì vô tình chúng ta đã thừa nhận trong những nơi tạm giam, tạm giữ hoặc nơi giam giữ các phạm nhân có thể xảy ra trương hợp “tổ chức sử dụng chất ma túy”. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc quản lý lỏng lẻo ở những nơi này. Do đó, chỉ cần quy định người nào có hành vi “Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần;” là cũng có thể xử theo điều này, mà không cần biết người đó có tổ chức sử dụng hay không.

Như vậy, Khhoản 1, Điều 3 sau khi đã sửa đổi, bổ sung sẽ được viết lại như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, vi phạm quy định của pháp luật về giam giữ đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 119, 170, 178, 252, 253, 254 và 255 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Gây rối hoặc chống lại mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quản lý giam giữ; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản; Chiếm đoạt tiền, đồ tiếp tế, vật dụng sinh hoạt của người khác; Đưa vào, tàng trữ, chiếm đoạt chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần; Đưa vào, tàng trữ, sử dụng thiết bị thông tin liên lạc cá nhân.