Vì sao phụ huynh,ìsaophụhuynhhọcsinhTrungQuốctìmmuavỏhộpsữaruộtbútvứtđbongda 66 học sinh Trung Quốc tìm mua vỏ hộp sữa, ruột bút vứt đi?
Bích Ngọc(Dân trí) - Nhiều trường tiểu học tại Trung Quốc yêu cầu học sinh thực hiện kế hoạch nhỏ bằng việc nộp vỏ hộp sữa. Tiêu chí thi đua này khiến phụ huynh Trung Quốc miệt mài uống sữa, đi xin, tìm mua vỏ hộp sữa.
Bên cạnh kết quả học tập, nhiều trường tiểu học tại Trung Quốc yêu cầu học sinh nộp vỏ hộp sữa để làm một tiêu chí chấm điểm thi đua của học sinh. Điều này khiến nhiều gia đình tại đất nước tỷ dân bỗng thi nhau... uống sữa.
Để đáp ứng nhu cầu đối với... vỏ hộp sữa, nhiều người đang rao bán mặt hàng này trên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc. Không ít phụ huynh đã lên mạng tìm mua vỏ hộp sữa để con đem nộp ở trường, giúp con hoàn thành chỉ tiêu thực hiện "kế hoạch nhỏ".
Mục đích của kế hoạch nhỏ là giúp các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Không ít trường đã thúc đẩy các em học sinh tích cực thực hiện "kế hoạch nhỏ" bằng việc đặt ra phần thưởng dành cho những em nộp nhiều vỏ hộp sữa nhất.
Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều phụ huynh chia sẻ rằng cả gia đình họ phải liên tục uống sữa để giúp trẻ có vỏ hộp mang đi nộp.
Một phụ huynh chia sẻ với tờ tin tức Beijing Youth Dailyrằng con của chị cần phải nộp tối thiểu 60 vỏ hộp sữa mỗi tháng để không thua kém các bạn.
Nắm bắt nhu cầu đối với vỏ hộp sữa, có những người chuyên đi thu mua vỏ hộp sữa để bán lại trên các sàn thương mại điện tử. Một người bán vỏ hộp sữa cho biết họ liên hệ với các nhân viên quét dọn vệ sinh trong các tòa nhà để thu mua vỏ hộp sữa. Một tháng, người này có thể bán được tới 20.000 vỏ hộp.
Trước câu chuyện này, không ít người cho rằng "kế hoạch nhỏ" mà các trường đang tiến hành có phần không thực tế, gây áp lực cho các gia đình.
Trên các sàn thương mại điện tử, bên cạnh vỏ hộp sữa, còn có nhiều người chào bán ruột bút nước đã hết mực. Đối tượng mua hàng thường là các học sinh trung học. Nguyên nhân là bởi không ít trường yêu cầu các em học sinh giữ lại ruột bút nước đã dùng hết để đem nộp cho giáo viên chủ nhiệm.
Số lượng ruột bút nước học sinh đem nộp hàng tuần sẽ cho thầy cô thấy trong tuần đó, học sinh chăm chỉ như thế nào.
Một nam sinh cho biết giáo viên chủ nhiệm của em nhấn mạnh rằng học sinh chăm chỉ chắc chắn phải dùng hết ít nhất 2 ruột bút nước mỗi tuần. Vì vậy, nhiều khi đến hạn nộp ruột bút mà bút còn mực, nam sinh này lại ngồi... vẽ để bút hết mực. Khi thấy trên mạng xuất hiện những người bán ruột bút đã hết mực, nam sinh này cảm thấy bớt áp lực.
Theo SCMP