Phỏng dịch theo GELO GONZALES Axie Infinity là game dựa trên việc nuôi thú,ừvụhacklớnnhấtlịchsửcryptocùngnhìnlạkết quả bóng đá tv chiến đấu và giao dịch. Ở đó, những cuộc chiến với quái thú chỉ là một phần của cuộc chơi. Cùng hàng sa số tựa game khác, những nhà phát triển của đội quân Axie đang dựng nên một vũ trụ “metaverse” – nơi nền kinh tế tiền mặt truyền thống và nền kinh tế kỹ thuật số trong game chi phối và tương tác với nhau. Người chơi từ thế giới thực sẽ bước chân vào “metaverse” ấy – nơi có vô vàn chế độ chơi cho họ lựa chọn và đang vận hành một nền kinh tế của riêng mình. Mua thú là bước đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu chơi. Vì thế, trên các “vùng đất số” được quy hoạch kỹ lưỡng, một cơ chế “lai tạo nhân giống” thú Axie đã được xây dựng và trở thành hạt nhân trong nền kinh tế của game. Về cơ bản, việc này cũng tương tự cách các công ty game như Wizards of the Coast (Mỹ) kinh doanh thẻ bài Magic: The Gathering của mình. Tuy nhiên, với Axie Infinity, chính người chơi sẽ tạo nên các “thẻ bài” – những con thú Axie – và bán chúng cho những người chơi khác. Sau đó, để nuôi thú, người chơi cần giành được SLP (Smooth Love Potion) – loại tiền tệ lưu hành trong game, đại diện cho công sức chiến đấu và hạ gục các đối thủ. Cũng giống như những tựa game blockchain khác, đây cũng chính là những gì Axie đang cố gắng thực hiện – ghi nhận và lưu lại công sức sáng tạo người chơi đổ vào game. Qua thời gian, các chiến thắng sẽ nâng người chơi lên nhiều cấp bậc với những phần thưởng SLP lớn hơn, đồng nghĩa với việc những người chơi giỏi nhất, sáng tạo và chăm chỉ nhất sẽ được tưởng thưởng một cách xứng đáng. [Bên cạnh đó, game còn có một cách khác để khiến bạn mua thêm thú Axie – cơ chế cung cấp nhiều điểm “energy” (năng lượng) hơn cho những người chơi sở hữu nhiều thú. Cụ thể, mỗi số lượng thú Axie nhất định sẽ tương ứng với số năng lượng có thể dùng để chiến đấu giành SLP hoặc tăng kinh nghiệm. Ví dụ, khi sở hữu 3 đến 9 con thú Axie, bạn có 20 điểm “energy” mỗi ngày; sở hữu 10 đến 19 con, bạn có 40 điểm “energy”, và từ 20 con thú Axie trở lên, mỗi ngày bạn sẽ nhận được 60 điểm “energy”. Chính các cấp độ sở hữu năng lượng đã góp phần khuyến khích người chơi mua thêm thú và chơi nhiều hơn.] Thực tế, dù mang lại nhiều tiền hơn cho nền kinh tế Axie, nhưng cơ chế mua bán này cũng là một trong số ít nguyên nhân khiến vài người e ngại đây là một mô hình đa cấp. Về cơ bản, mô hình đa cấp khuyến khích người gia nhập nộp tiền vào hệ thống, với những sản phẩm mập mờ và lời hứa kiếm lại được nhiều tiền hơn. Tất nhiên, những kẻ đứng đầu sau đó chỉ khiến đồng tiền di chuyển một cách ma giáo trong nội bộ nền kinh tế. Còn Axie có sản phẩm. Đây là một trò chơi thực thụ. Không chỉ vậy, các trò chơi của tựa game này cũng được đánh giá là khá thử thách. Nó được thiết kế để đồng tiền trong nền kinh tế đến tay những game thủ đầu tư thời gian chơi một cách tử tế. Tuy nhiên, không gì có thể đảm bảo tuyệt đối rằng vũ trụ Axie có thể hoàn toàn tránh xa con đường đa cấp. Những nhà phát triển của tựa game này đang ở trong một cuộc chạy đua trí tuệ đỉnh cao với người chơi để duy trì các giá trị của mình và ngăn chặn một cuộc sụp đổ. Nếu làm được, Axie sẽ trở thành minh chứng cho việc phát triển game dựa trên nền tảng blockchain phi tập trung. Axie vốn được quảng cáo là một tựa game “play-to-earn”. Trên thực tế, thể thao cũng là một mô hình như vậy. Thế nhưng, trong khi hiện tại bạn vẫn có thể chơi Axie như một người chơi thông thường – chọn một lối chơi nhẹ nhàng, không đổ quá nhiều công sức, và vẫn có thể kiếm được chút ít thì khi những người chơi dần trở nên xuất sắc hơn, mọi thử dần xoay quanh câu chuyện “win-to-earn” – bạn phải chiến thắng để có thể kiếm được cái gì đó. Đơn cử như trò chơi bóng rổ. Xét theo những khía cạnh nhất định, bóng rổ cũng chỉ là một trò chơi như Axie và các trò chơi điện tử đối kháng khác. Ở đó, vị trí của giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) nằm ở việc đặt nền móng và phát triển một nền kinh tế khổng lồ, chi trả hàng trăm triệu đô la cho những cầu thủ hàng đầu cùng ekip xung quanh, từ nhân viên nhà thi đấu tới những ông chủ đội bóng giàu có nhất. Trong “hệ sinh thái bóng rổ” ấy, NBA là biểu tượng cho danh hiệu và phần thưởng danh giá mà những vận động viên xuất sắc nhất, cống hiến nhiều nhất nỗ lực vươn tới. Với họ, chỉ chiến thắng mới có ý nghĩa. Tất cả những trò chơi điện tử ngoài kia, bao gồm Axie, thực tế đều nằm trong quỹ đạo này. Hãy tự hỏi rằng, khi sân chơi dần trở nên chật chội hơn, cơ hội dành cho những tay mơ liệu có còn? Chúng ta đã biết, tiền trong nền kinh tế Axie đến từ những người trả tiền mua thú để bắt đầu chơi. Bên cạnh đó, những người đứng đầu trong số các game thủ xuất sắc nhất còn được thưởng bằng một loại “token” quản trị trong game – gọi là AXS. Theo nhà phát triển Sky Mavis, token này sẽ cho phép các chủ sở hữu có tiếng nói trong việc quyết định hướng phát triển của game và “metaverse” cùng một số đặc quyền khác. Dưới đây là phần thưởng AXS dành cho những người chơi hàng đầu trong mùa 18 của Axie Infinity. Cần lưu ý rằng những token ở trên được tính theo đơn vị mAXS – 1,000 mAXS tương đương với 1 AXS. Tại thời điểm hiện tại, 1 AXS có giá 70 USD. Theo đó, thực hiện một phép tính toán nhỏ, game thủ xuất sắc nhất của mùa giải này (diễn ra trong khoảng 4 tuần) có thể giành được 225 AXS, tương đương khoảng 15,750 USD. Trong khi đó, ở thể thao điện tử truyền thống, những game thủ hàng đầu thường nhận thưởng từ các giải đấu. Một trong các cái tên lớn nhất chính là The International của Dota 2, tổ chức lần cuối cùng vào năm 2019 với tổng giải thưởng là 34,33 triệu USD. Năm đó, nhà vô địch Team OG đã mang về phần thưởng 15,6 triệu USD. Đây là thực sự một con số lớn. Thế nhưng, quyền lực kinh tế tối cao và quyền phân phối những phần thưởng này lại nằm hoàn toàn trong tay các nhà phát triển game. Valve và Dota 2 là một ví dụ. Năm ngoái, Valve đã quyết định hủy giải The International 10. Quyết định này chủ yếu do tác động khách quan của đại dịch COVID-19, nhưng đã khiến nỗ lực của các tay chơi Dota 2 xuất sắc gần như đổ bể. Có thể kể đến đội TNC của Philippines – một trong những người chơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quyết định huỷ giải. TNC đã sẵn sàng chạy đua nước rút khi thành công giành được chức vô địch đầu tiên trong số năm giải đấu “Major” – điều vốn sẽ đảm bảo một vị trí quan trọng trong The International 10 nếu giải này được tổ chức. Tuy quyết định ứng phó với dịch bệnh một phần bắt nguồn từ quyền lợi của người chơi và các game thủ cũng cho thấy phản ứng mạnh mẽ trên các diễn đàn trực tuyến, người chơi có thể nói là nắm giữ tiếng nói khá yếu ớt trong thế cờ này. Quay trở lại Axie, chính người chơi sẽ vận hành nền kinh tế - thứ quyết định các phần thưởng về tiền bạc. Đây là khía cạnh biến Axie trở thành một game phi tập trung. Nếu thế giới của Dota 2 nằm trong tay của một nhân vật trung tâm Valve, quyền lực kinh tế trong Axie nằm trong tay những người chơi thực thụ. Sức mạnh của nhân vật trung tâm như Valve là câu chuyện không hiếm trong thế giới game truyền thống. Trong khi đó, game phi tập trung lại nhắm đến việc bảo vệ quyền lợi của người chơi nhờ việc duy trì và phát triển nền kinh tế nội tại của game. Một số người sẽ cho rằng các trò chơi truyền thống cũng có thể mang đến điều tương tự, nhưng game blockchain rõ ràng là đã và đang trao cho người chơi nhiều sức mạnh hơn. Để đánh giá toàn diện về game, chúng tôi đã so sánh “learning curve” (đường cong lĩnh hội) của Axie Infinity với hai tựa game khác. Thông thường, trò chơi có “lộ trình học tập” thử thách sẽ khó làm chủ hơn. Dưới góc độ của một game thủ, thử thách liên tục này sẽ giữ sự hứng thú và khiến bạn chơi nhiều hơn. Ước tính một người chơi bình thường sẽ chơi Axie trong khoảng 50 giờ trước khi bắt đầu cảm thấy dần xao lãng. Ở thời điểm đó, nếu thực sự yêu thích trò chơi hoặc nhận thấy tiềm năng giành được những phần thưởng xứng đáng, người chơi có thể lựa chọn chơi nhiều hơn, bắt đầu thử nhân giống thú Axie, hay thành lập một đội Axie của riêng mình. Ngược lại, họ cũng rất có thể sẽ chọn rời đi và bắt đầu thử một trò chơi khác. Trong chế độ Adventure của Axie, sự sáng tạo vốn cần thiết trong việc chiến đấu với các đối thủ bằng máy tính, khi lặp lại ở một tần suất nhất định, có thể dần trở thành một công việc không cần suy nghĩ và vì vậy có ít giá trị hơn. Vì vậy, trong mùa mới nhất của game, Sky Mavis đã tạo nên một thay đổi lớn nhằm hướng các game thủ tới việc chơi PVP (chế độ người chơi đấu với người chơi) nhiều hơn bằng cách cắt hoàn toàn lượng SLP trong các chế độ Adventure và tăng phần thưởng cho các trận đấu PVP. Hiện nay, chế độ Adventure gần như chỉ đóng vai trò như một nơi tập luyện dành cho người chơi còn non tay. Trong khi đó, phần giá trị cốt lõi của Axie Infinity, cũng giống như hầu hết những trò chơi đa nhân vật mang tính đối kháng khác, đã, đang và sẽ nằm ở những trận đấu PVP nảy lửa. Xét đến cùng, tăng trưởng bền vững của Axie, cũng giống như tất cả các trò chơi đối kháng khác ngoài thị trường, phụ thuộc vào việc nó có thể giữ chân người chơi tốt như thế nào và các nhà phát triển Sky Mavis có thể điều khiển trò chơi tốt ra sao. Liệu Axie có tạo nên một hành trình dài như Dota 2 và Counter-Strike: Gos of the world đã làm được? Với mức phí gia nhập cao hơn khá nhiều so với những tựa game truyền thống, hãy tự hỏi liệu bạn tin tưởng đến đâu vào tựa game này và đội ngũ phát triển của nó, bên cạnh những cân nhắc về tính tiên phong trên thị trường? Suy nghĩ về game blockchain, tôi nhớ đến trích dẫn trong một bài báo của mình vào năm 2016. Khi đó, bàn về cách công nghệ giải phóng chúng ta khỏi các công việc tầm thường, một giám đốc điều hành đã trích lời nhà tương lai học kiêm nhạc sĩ Brian Eno: “Một ngày nào đó, con người sẽ sống một cuộc sống nhàn hạ, mọi nhu cầu của chúng ta đều được máy móc đáp ứng, giúp ta tự do theo đuổi các thú vui trí tuệ và sáng tạo hơn. Vượt lên vòng xoáy của những công việc tẻ nhạt lặp đi lặp lại, đó chính là nền móng cho sự xuất hiện của một nền kinh tế giải trí”. Và điều đó đang xảy ra trong hiện tại. Ngày nay, các cá nhân có thể kiếm lời ngay từ việc theo đuổi đam mê. Họ chia sẻ tình yêu với đồ ăn, du lịch, thể thao hay thời trang trên internet và khai thác thu nhập từ đó – đây chính là nền kinh tế giải trí. Nhạc sĩ và nghệ sĩ tự xuất bản tác phẩm của họ trên các nền tảng trực tuyến, và xây dựng nhóm công chúng của riêng mình – đây cũng là nền kinh tế giải trí. Giờ hãy thêm các trò chơi và game blockchain vào bức tranh chung. Axie Infinity là một trong số những tên tuổi lớn đầu tiên trong cuộc chơi mới này. Cách nó được định vị là game “play-to-earn” đầu tiên trên thị trường cũng giống như Bitcoin trong thị trường tiền mã hoá vậy. Điều Axie có thể làm được trong thế giới game blockchain hoàn toàn có tiềm năng trở thành những gì mà Twitch đã đem đến thế giới livestream trò chơi điện tử - xuất hiện và nâng tầm cuộc chơi cho cả thị trường. Trước game blockchain, các game thủ đã kiếm tiền từ đam mê game của mình thông qua việc streaming. Blockchain sẽ thêm gia vị của riêng mình vào đó. Sự đột phá của nó nằm ở khả năng kích thích nhờ cơ chế thu hút người chơi và cho phép kiếm tiền. Quy mô của đột phá này sẽ đến đâu? Thực tế tôi sẽ không thể nói gì ở thời điểm này ngoại trừ việc khẳng định sẽ là đáng tiếc nếu không theo dõi sát sao từng bước chuyển nhỏ nhất của chúng. Giờ đây, có lẽ ý nghĩa của việc tìm hiểu về tiền điện tử có vẻ cũng giống với việc học cách viết mã phần mềm trong quá khứ. (Theo GenK) Các vụ tấn công tiền mã hóa chấn động không kém Axie InfinityTựa game Axie Infinity bị hack 625 triệu USD chưa phải vụ tấn công tiền mã hóa chấn động nhất lịch sử. |