当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【trận đấu montpellier hsc】Nhiều vấn đề cần hoàn thiện để tăng hiệu quả bán cổ phần

Đó là thông tin do ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết tại hội thảo tư vấn “Hoàn thiện quy chế bán cổ phần tại doanh nghiệp - Nhìn từ góc độ chuyên gia và các bên liên quan”,ềuvấnđềcầnhoànthiệnđểtănghiệuquảbáncổphầtrận đấu montpellier hsc do SCIC và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức, ngày 14/6.

Bán vốn tại DN đã từng bước được chuẩn hóa

Theo ông Nguyễn Chí Thành, từ khi triển khai cho đến nay, công tác bán vốn tại DN của SCIC từng bước được chuẩn hóa và mang tính chuyên nghiệp hơn. SCIC cũng đã xây dựng và ban hành Quy chế bán cổ phần tại DN từ năm 2014, từ đó giúp SCIC xây dựng được quy trình bán vốn chặt chẽ, công khai, minh bạch, tuân thủ chặt chẽ theo quy định pháp luật.

Nhiều năm nay, SCIC luôn được chọn làm tiên phong trong việc áp dụng các phương thức bán mới để bán vốn nhà nước tại DN. Quy chế cũng đã đưa ra một số cơ chế đặc thù và mang tính đột phá trong thoái vốn nhà nước tại DN và mang lại hiệu quả tích cực cho hoạt động thoái vốn của SCIC trong hơn 10 năm qua như hạ giá khởi điểm, bán thỏa thuận, bán đấu giá cả lô...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Thành cho hay, căn cứ vào một số văn bản pháp luật mới được ban hành gần đây (như Nghị định số 147/2017; Nghị định số 148/2017, Nghị định số 32/2018…) và yêu cầu thực tế về việc tính giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ khi bán cổ phần của SCIC tại DN, cũng như việc xem xét, đánh giá các thông lệ quốc tế tiên tiến trong các hoạt động tương tự, đã đặt ra yêu cầu về việc sửa đổi quy chế bán cổ phần tại DN của SCIC.

“Việc sửa đổi quy chế bán cổ phần tại DN của SCIC đã được các ban chuyên môn của tổng công ty triển khai từ tháng cuối năm 2017 và đến nay, dự thảo lần cuối của quy chế đã được hoàn thiện” - ông Thành thông tin.

scic
Toàn cảnh hội thảo tổ chức ngày 14/6/2018. Ảnh: DT

Xử lý nợ trong quá trình bán vốn là một khó khăn

Cũng tại hội thảo, ông William P. Mako - chuyên gia tư vấn của WB cũng đã trình bày về một số mô hình quản lý vốn nhà nước điển hình trên thế giới như: Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Thụy Điển.

Riêng về Việt Nam, ông William P. Mako cũng đưa ra một số vấn đề mang tính cố hữu như: Cơ quan quản lý gồm nhiều cấp, nhưng không có trách nhiệm của cá nhân cụ thể. Các yêu cầu phi thương mại đối với một số DN nhà nước (NN) để hỗ trợ ổn định và phát triển tình hình kinh tế vĩ mô. Các thành viên hội đồng quản trị bị kiểm soát bởi các tổng giám đốc. Chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính chưa theo kịp chuẩn quốc tế,…

Theo chuyên gia của WB, Việt Nam cần có mục tiêu rõ ràng cho quyền sở hữu nhà nước là đầu tư, nắm giữ cổ phần hay thoái vốn; cũng như phải sử dụng vốn nhà nước hiệu quả, đặc biệt là với các DNNN hoạt động thương mại. Ngoài ra, cũng cần có các mục tiêu phi tài chính, có KPI (đo lường hiệu quả công việc) hoặc có mục tiêu kinh tế rõ ràng; tránh các nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công ích không được tài trợ.

Ông William P. Mako cũng lưu ý, người đại diện vốn nhà nước không can thiệp vào các quyết định kinh doanh hàng ngày của DN, mà chỉ làm việc thông qua ban kiểm soát, và phải giữ vững tính minh bạch về tài chính; cũng như sử dụng IPO một phần để giám sát và cấp vốn cho thị trường vốn.

Tại hội thảo, ông Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc SCIC đã chia sẻ một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong bán vốn. Theo ông Lai, quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thoái vốn của SCIC có một số hạn chế, chẳng hạn như quy định còn chồng chéo tại nhiều văn bản pháp luật; nhiều văn bản pháp luật chỉ quy định khung, mang tính nguyên tắc, mục tiêu bán vốn, lựa chọn phương pháp xác định giá khởi điểm, thuê tư vấn định giá,…

Ngoài ra, đại diện SCIC còn chia sẻ, việc xử lý công nợ trong quá trình bán vốn cũng là một điểm khó khăn cần được gỡ vướng để tránh thất thoái vốn nhà nước. Theo đó, nhiều DN không thể bán được vốn do chưa xử lý được công nợ. Trong khi đó, đây hầu hết là các DN thua lỗ, khó khăn về tài chính nên không có nguồn trả nợ. Do đó, nếu chờ xử lý xong công nợ mới được bán vốn thì rất khó thực hiện, bởi “nếu càng lâu bán vốn thì nguy cơ thất thoát vốn càng cao”.

Để tháo gỡ được các vướng mắc và tăng hiệu quả bán vốn nhà nước, ông Lê Song Lai đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định 32/2018/NĐ-CP; sớm ban hành Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần; tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình xử lý công nợ trước khi bán vốn; sửa đổi Luật DN, Luật Chứng khoán,…

Duy Thái

分享到: