【xep hang đức】Hà Nội sẽ có thêm nguồn lực phát triển từ các cơ chế đặc thù

[Thể thao] 时间:2025-01-26 16:03:09 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:122次

Ảnh minh họa

Tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển nhanh,àNộisẽcóthêmnguồnlựcpháttriểntừcáccơchếđặcthùxep hang đức bền vững hơn

Trình bày tại phiên họp ngày 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trên cơ sở kết luận của UBTVQH tại Phiên họp 44, Chính phủ đã xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội gồm các nội dung: nâng mức trần nợ vay từ 70% lên 90% trên nguyên tắc Thủ đô phải đảm bảo khả năng trả nợ; cho phép tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính của thành phố để đầu tư hạ tầng và bảo đảm thu hồi trong thời hạn 36 tháng; được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi các dự án đầu tư phát triển và chi thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội; được sử dụng kinh phí thường xuyên của một số đơn vị do tiết kiệm được để đầu tư công trình nhỏ mang tính chất xây dựng cơ bản, không phải theo quy trình của Luật Đầu tư công; cho phép sử dụng ngân sách cấp TP hỗ trợ các địa phương trong nước; giao cho HĐND quyết định về cơ cấu ngân sách cho giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội đề xuất bổ sung thêm 3 nội dung mới gồm: HĐND TP. Hà Nội quyết định một số khoản thu phí (ban hành danh mục, tăng mức); ngân sách TP. Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất; ngân sách TP. Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND TP làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù cho TP như trên sẽ tạo động lực cho TP tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn; giúp TP có điều kiện sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đã có và huy động thêm nguồn lực để giải quyết các bức xúc về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường, giao thông, ngập úng. Điều này về cơ bản không có ảnh hưởng đến Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn cũng như không làm thay đổi các cân đối lớn về ngân sách nhà nước (NSNN) và nợ công.

Nguồn thu từ cổ phần hoá chỉ dùng chi đầu tư

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí với tính cần thiết và các đề xuất của Chính phủ. Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến, những vấn đề đề xuất trong dự thảo đều rất cần thiết để tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội giải quyết những khó khăn, bức xúc, phát triển để xứng đáng với một Thủ đô văn minh, văn hiến. Những năm qua Hà Nội đã giúp đỡ nhiều địa phương, vùng sâu, vùng xa, có dấu ấn và hiệu quả, vì vậy các cơ chế này sẽ không những lo cho Hà Nội mà còn góp phần để Hà Nội lo cho cả nước.

Góp ý về một số nội dung cụ thể, nhiều thành viên UBTVQH đề nghị không quy định trần tăng thu các loại phí, mà mức tăng cụ thể do HĐND.TP quyết định trên cơ sở thực tế và có sự đồng thuận của nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, quy định này đã được áp dụng cho TP.HCM và tới đây sẽ là Đà Nẵng, thì cũng cần áp dụng cho cả Hà Nội. Đây không chỉ là bổ sung thêm nguồn thu ngân sách cho TP mà mục tiêu chính là tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.

Về việc TP được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất, một số ý kiến cho rằng quy định này trên thực tế triển khai khó khăn khi mà nhiều cơ quan không muốn trả trụ sở cũ dù đã có trụ sở mới. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành phải tăng cường giám sát và tạo điều kiện cho Hà Nội thực hiện cơ chế này.

Về tiền lương còn dư, TP phải dành số tăng thu tiết kiệm chi theo cơ chế quy định theo Nghị quyết 27 của Trung ương để thực hiện giải quyết tiền lương trong giai đoạn mới, theo chế độ mới. Đối với nguồn thu từ cổ phần hóa giữ lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh phải theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương là chỉ dùng cho xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển, không dùng cho các khoản chi khác.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến về bỏ mức trần 1,5 đối với các khoản phí, lệ phí và thẩm quyền. Về trụ sở của cơ quan nhà nước chậm trả lại, theo Luật Thủ đô thì trụ sở cũ dùng làm công trình công, do đó cũng thiếu động lực cho việc thành phố tham gia. Ngoài tài sản là trụ sở các cơ quan, đơn vị trung ương, đối với việc bán các trụ sở khác, Chính phủ đề xuất xin cơ chế tương đương với TP. HCM, để tạo động lực và tạo thêm nguồn vốn cho TP.

Liên quan đến nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ trưởng cho biết để triển khai Nghị quyết 60 của Quốc hội về giám sát tối cao, Chính phủ đang soạn thảo một nghị định với tinh thần phù hợp với Luật NSNN. Thực tế trong thời gian qua, Chính phủ cũng không thu nguồn này của địa phương về, một số địa phương có thu về đang được trả lại.

Dự kiến, dự thảo Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 này.

Có cơ chế, Hà Nội sẽ làm 2 tuyến đường sắt hơn 100.000 tỷ đồng


Báo cáo thêm về một số vấn đề tại phiên họp, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết TP đã tính toán đảm bảo đủ nguồn lực cho cải cách tiền lương từ năm 2021 cho đến 2025. Đến năm 2019, TP còn khoảng 29.000 tỷ đồng và quỹ tài chính của năm 2020 này có khoảng 39.700 tỷ đồng.

Về nguồn thu từ cổ phần hoá, tổng tài sản về cổ phần hóa của TP hiện còn khoảng 25.000 tỷ đồng theo giá vốn. Đối với nguồn này, Chủ tịch Hà Nội đề xuất sẽ chỉ dùng cho xây dựng đường sắt đô thị. TP đang cố gắng để trình Quốc hội vào tháng 10 này về 2 tuyến đường sắt là tuyến số 3 đoạn từ ga Hà Nội đi Hoàng Mai trị giá khoảng hơn 40.000 tỷ đồng và đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc trị giá 66.000 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn sẽ do TP thu xếp từ nguồn thu cổ phần hóa, vốn đầu tư 5 năm (15.000 tỷ đồng) và phát hành trái phiếu.

H.Y

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接