Hiện nay,ângcấpBanQuảnlýrủirothànhCụcQuảnlýrủtrực tiếp kèo nhà cái bóng đá QLRR được xem là một công cụ hữu hiệu cho quản lý hải quan hiện đại, giúp cơ quan Hải quan có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý song vẫn đảm bảo quản lý hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động XNK, giúp nâng cao tính tuân thủ của DN trong hoạt động XNK. Trong điều kiện thông quan tự động, QLRR là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan được thực hiện hiệu quả, phù hợp với thông lệ Hải quan quốc tế.
QLRR không chỉ áp dụng trong lĩnh vực hải quan mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực quản lý khác, kể cả trong các hoạt động của DN. Tuy nhiên, đặc thù QLRR trong lĩnh vực hải quan khác với các lĩnh vực khác. QLRR trong lĩnh vực hải quan được thực hiện trên cơ sở tất cả các nguồn thông tin thu thập được trong và ngoài nước để đánh giá tính tuân thủ của DN, từ đó quyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra cũng như việc áp dụng hoặc không áp dụng các nghiệp vụ hải quan khác. Việc áp dụng QLRR với mục đích cơ bản là tạo thuận lợi hơn cho XNK.
Do đó việc kiểm tra sẽ được tập trung ở những vùng miền, đối với những lô hàng của các DN có nguy cơ rủi ro cao hơn về độ không tuân thủ pháp luật hải quan. Theo thống kê hiện nay, hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan là khoảng 15-18%. Khi thực hiện áp dụng quản lý rủi ro theo Luật Hải quan 2014, hoạt động kiểm tra sẽ ở mức khoảng 10-15%, theo hướng giảm hoạt động kiểm tra ở khâu thông quan và tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan.
Cùng với công tác cải cách hiện đại hóa toàn diện trong ngành Hải quan, trong hoạt động quản lý hải quan các cấp, QLRR đã được xác định là một phương pháp quản lý hiện đại với cách thức áp dụng các biện pháp, quy trình nghiệp vụ nhằm xác định, đánh giá và phân loại mức độ rủi ro trong việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XNK, XNC và ứng dụng công nghệ thông tin để tự động hóa việc tiến hành các thủ tục hải quan. Hoạt động thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật QLRR đã được triển khai xuyên suốt trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan, từ việc cơ chế chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đến việc tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác.
Đến nay, công tác thu thập, xử lý thông tin và QLRR đã được quy định trong Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Bà Phạm Thị Thu Hương- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) cho biết, về tổ chức bộ máy, từ năm 2006 đến nay, lực lượng QLRR đã từng bước được kiện toàn theo mô hình 3 cấp: Tại Tổng cục Hải quan, trong thời gian chuyển đổi phương thức quản lý, Bộ Tài chính đã quyết định thành lập Ban Quản lý rủi ro (Ban mềm) để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cho toàn Ngành; tại Cục Hải quan địa phương được tổ chức cấp Phòng và bố trí các nhóm chuyên trách tại các Chi cục. Hiện tại, lực lượng công chức làm nhiệm vụ QLRR trong hệ thống ngành Hải quan là 846 công chức, hầu hết đội ngũ này được trang bị kiến thức nghiệp vụ cơ bản về QLRR (một bộ phận trong số này đã được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu).
Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng QLRR của ngành Hải quan vẫn còn hạn chế về phạm vi, mức độ chuyên sâu về nghiệp vụ; công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và QLRR còn bị phân tán, thiếu tính đồng bộ, chuyên nghiệp do đó chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do chưa có một bộ máy có địa vị pháp lý đủ tầm làm đầu mối chủ trì việc xây dựng, tham mưu, tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin, áp dụng QLRR để hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Từ bất cập về mô hình QLRR hải quan nêu trên, việc thành lập Cục Quản lý rủi ro là cần thiết trong điều kiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Bà Phạm Thị Thu Hương cho biết thêm, việc thành lập Cục Quản lý rủi ro đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về thành lập Cục theo quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: Có đối tượng quản lý chuyên ngành là các đơn vị Hải quan các cấp; tổ chức, cá nhân hoạt động XNK, XNC, hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC.
Khi triển khai thực hiện, Cục Quản lý rủi ro được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phân cấp, uỷ quyền để quyết định các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi quản lý Nhà nước đối với công tác QLRR trong hoạt động quản lý hải quan: Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ QLRR; phê duyệt, quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro phục vụ cho công tác thông quan; quyết định kiểm tra, giám sát đối với hoạt động XNK và việc thực hiện công tác QLRR tại cơ quan Hải quan các cấp.
Mô hình cấp Cục sẽ có đầy đủ địa vị pháp lý, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực tế đảm nhận vai trò xây dựng, phát triển việc áp dụng kỹ thuật QLRR và thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện và chuyên sâu, theo kịp với tiến trình hội nhập quốc tế và cải cách, phát triển, hiện đại hóa ngành Hải quan.
Ông Quách Đăng Hòa, Trưởng ban Quản lý rủi ro Hải quan (Tổng cục Hải quan): Việc thành lập Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan được thực hiện trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu tổ chức từ Ban thành Cục, nhằm đảm bảo về địa vị pháp lý, quyền hạn trong thực hiện QLRR. Tới đây, bên cạnh việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, Cục QLRR tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Hải quan đề ra. Trong thời gian tới, lực lượng Hải quan sẽ cần hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định, hướng dẫn về QLRR; kiện toàn tổ chức, bộ máy đơn vị QLRR các cấp theo hướng bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức chuyên trách QLRR đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng để triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ QLRR theo phân cấp. Đồng thời, triển khai áp dụng QLRR đầy đủ, hiệu quả trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan theo các quy định của Luật Hải quan, trong đó tập trung hoàn thiện quy trình áp dụng QLRR trong lựa chọn soi chiếu container hàng hóa NK trước khi làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu cảng biển và sân bay quốc tế. Hoàn thiện hệ thống phân luồng kiểm tra trong thực hiện thủ tục hải quan; xây dựng, triển khai áp dụng QLRR trong lựa chọn kiểm tra sau thông quan trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng cơ chế kết nối thông tin QLRR giữa giai đoạn thực hiện thủ tục hải quan và sau thông quan. Song song với đó là nâng cao chất lượng quản lý, đánh giá tuân thủ DN, trên cơ sở tập trung hoàn thiện cơ chế thu thập, quản lý thông tin hồ sơ DN; tổ chức quản lý, theo dõi, cập nhật tình hình hoạt động của DN; thiết lập cơ chế hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật, qua đó nhằm nâng cao ý thức và năng lực tuân thủ của DN. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ xác định trọng điểm, nâng cao chất lượng phân luồng kiểm tra; kết nối, tích hợp, xử lý dữ liệu kết quả soi chiếu trước với dữ liệu phân luồng và kiểm tra hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan để giảm thiểu việc kiểm tra trong thông quan, từ đó nâng cao khả năng phát hiện vi phạm qua kiểm tra hải quan; xây dựng, triển khai cơ chế đảm bảo chất lượng, hiệu quả kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Q.H (ghi) |