【stuttgart vs augsburg】Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố
Phiên toàn thể với chủ đề: "Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hành lang kinh tế Việt - Trung nhằm phát triển kinh tế trong tình hình mới". |
Tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ 10 năm 2023, do UBND TP. Hà Nội tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội, đã diễn ra phiên toàn thể với chủ đề: "Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hành lang kinh tế Việt - Trung nhằm phát triển kinh tế trong tình hình mới". Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo kết quả triển khai nội dung Biên bản hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung lần thứ 10.
Phối hợp triển khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan cho hàng nông sản
Theo báo cáo, năm 2023, sau khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, giao lưu hữu nghị giữa tỉnh Vân Nam với các tỉnh, thành dọc hành lang kinh tế dần nối lại và ngày càng gắn bó. Vào tháng 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trần Lưu Quang đã dẫn đầu phái đoàn đến thăm Vân Nam và tham dự Hội chợ triển lãm Nam Trung Quốc lần thứ 7 và Hội chợ thương mại quốc tế Côn Minh lần thứ 27. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai và các tỉnh, thành phố tháp tùng đoàn đi thăm Châu Hồng Hà, thành phố Ngọc Tây và các địa phương khác của tỉnh Vân Nam có quan hệ giao lưu chặt chẽ với Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai và các tỉnh, thành phố khác đã đạt được những kết quả tốt đẹp.
Hợp tác hành lang kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các biện pháp thúc đẩy tiêu chuẩn hóa thương mại và tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp cả hai nước đã giúp tăng cường sự hợp tác kinh doanh. Cụ thể, đã tổ chức một số hoạt động gắn kết, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc (trong đó có các tỉnh thuộc hành lang kinh tế Việt - Trung là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai).
Hai bên cùng khôi phục, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan các mặt hàng nông sản, trái cây tươi tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc). Mở rộng khu vực kho, bãi tập kết, kiểm tra hàng hóa, tăng cường lực lượng lao động bốc xếp; phối họp triển khai vận hành “luồng ưu tiên” thông quan cho hàng nông sản qua cặp cửa khau quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quôc); triển khai biên bản hội đàm về việc vận chuyến hàng hóa hai chiều qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai, Việt Nam) - Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc).
Đồng thời, hai bên tiếp tục thúc đẩy mở các cặp cửa khẩu song phương (hoặc điếm thông quan của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu) tại Mường Khương và Bản Vược. Đồng thời, phối hợp đấy nhanh tiến độ xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc) và hình thành cặp chợ biên giới tại khu vực này.
Về hợp tác đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 11 dự án FDI có vốn đầu tư từ Trung Quốc, với số vốn 387,2 triệu USD, trong đó có 5 dự án FDI đến từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với số vốn 377 triệu USD.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tháng 11/2022, Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố trong “Tuyên bố chung về tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam” rằng, hai bên đã nhất trí hoàn thành sớm rà soát quy hoạch đường sắt khổ tiêu chuẩn Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời tập trung đàm phán thỏa thuận thúc đẩy kế hoạch nối tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Hà Khẩu.
Hợp tác và giao lưu văn hóa, thể thao có thể coi là một điểm sáng trong quan hệ giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) trong những năm gần đây với nhiều hoạt động sôi nổi, điển hình như: giải đua xe đạp quốc tế một đường đua hai quốc gia; chương trình “Ánh trăng Hồng Hà - Thơ Tết Trung Thu Trung - Việt; giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc; liên hoan hữu nghị nhân dân biên giới...
Các chương trình được phối hợp luân phiên tổ chức tại hai nước. Thông qua những hoạt động này, người dân hai nước có điều kiện hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, phong tục tập quán của nhau, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị và hợp tác, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương của hai nước.
Hai bên phối hợp đẩy mạnh công tác kết nối, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch; thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn về các giải pháp phát triển du lịch bền vững; tổ chức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung, Hội chợ du lịch quốc tế Côn Minh...
Ngày 28/3/2023, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với sở du lịch các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng cùng với Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị xúc tiến khởi động lại tuyến du lịch vàng “Hai quốc gia - Sáu điểm đến” của Trung Quốc và Việt Nam.
Báo cáo đánh giá, việc thiết lập cơ chế hợp tác chính thức giữa 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc là một trong những sáng kiến tạo tiền đề và cơ sở cho các hoạt động giao lưu, hữu nghị, hợp tác đa dạng và phong phú giữa các địa phương.
Có thể nói, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế Việt - Trung vẫn tích cực triển khai các hoạt động giao lưu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. |
Đa dạng các hình thức tổ chức chương trình xúc tiến thương mại
Báo cáo nêu rõ, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khiến các nước nói chung, Việt Nam và Trung Quốc nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để hình thức hợp tác giữa 5 tỉnh, thành phố phát huy hiệu quả và duy trì mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp trong thời gian tới, dự kiến một số chương trình hợp tác Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt Trung lần thứ X được tiếp tục như: Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nội hợp tác với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam trong việc tăng cường trao đổi thông tin, kết nối các sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của địa phương; cùng tham gia các hội chợ thương mại tổ chức thường niên của mỗi bên để mở rộng, tìm kiếm, xúc tiến thương mại cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai bên.
Các địa phương tiếp tục hỗ trợ hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP... của các tỉnh, thành phố tại thị trường trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, lưu thông hàng hóa. Đa dạng các hình thức tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại các địa phương của hai nước theo hướng tập trung, trọng điểm với từng nhóm sản phẩm; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh của địa phương tham gia chương trình.
Về lĩnh vực giao thông vận tải, các địa phương cùng đề nghị Chính phủ hai nước quan tâm sớm triển khai và đưa vào vận hành các tuyến vận tải liên quan đến toàn tuyến của hành lang, đặc biệt là tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn nhằm nâng cao năng lực vận tải trao đổi hàng hoá...
Đồng thời, tăng cường hợp tác, kết nối giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics giữa các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế. Hai bên cùng tích cực hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp hai bên đầu tư trong lĩnh vực logistics nhằm khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông tuyến cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông khu vực biên giới. Đơn giản hóa thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc), kết nối các cửa khẩu quốc tế quan trọng, tạo điều kiện xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước nói chung và các địa phương thành viên hợp tác hành lang.
Cùng với đó, nghiên cứu, khảo sát, xem xét việc mở đường bay từ sân bay quốc tế Vân Đồn tới sân bay Trường Thủy, Vân Nam, (mở tuyến vận chuyển hành khách, hàng hoá) góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch, thương mại giữa hai địa phương, tạo môi trường và cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo dõi sát, cập nhật thông tin đến các đơn vị kinh doanh, phân phối trên địa bàn diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc như: Lào Cai, Quảng Ninh... nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới. Các địa phương điều tiết tiến độ vận chuyển, giao nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới nhằm đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác do dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu…/.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Thủ đô Hà Nội vinh dự là địa phương đăng cai tổ chức Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ 10. Tiếp nối truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp đó, hy vọng hội nghị sẽ đạt nhiều kết quả hơn nữa trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc; tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới, thiết thực và hiệu quả. |