【lịch thi đấu hôm qua】IMF lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

时间:2025-01-10 21:51:23 来源:Empire777
Doanh nghiệp châu Âu thêm lạc quan vào triển vọng kinh doanh tại Việt Nam
CIEM: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,ạcquanhơnvềtriểnvọngkinhtếtoàncầlịch thi đấu hôm qua6% trong kịch bản lạc quan nhất
IMF điều chỉnh hạ dự báo triển vọng kinh tế châu Á do đại dịch Covid-19
Nền kinh tế toàn cầu như “đi trên dây"
Kỳ vọng tín hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu
IMF lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu.
IMF lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Theo dự báo của IMF, mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái năm 1930, song tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới sẽ chỉ giảm 4,4% trong năm nay, ít hơn mức dự báo giảm 5,2% mà IMF đưa ra hồi tháng 6 vừa qua.

IMF cũng nhận định Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Covid-19, sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới có thể tăng trưởng trong năm nay, với dự báo mức tăng GDP 1,9% - thấp hơn nhiều so với mức tăng 6,1% năm 2019, song có thể bứt phá với mức tăng trưởng lên tới 8,2% trong năm tới 2021.

Theo IMF, cùng với sự ứng phó nhanh, kịp thời và trên diện rộng về nhiều mặt của các chính phủ trên thế giới giúp nền kinh tế toàn cầu không tồi tệ như những dự báo trước đó, những yếu tố khác góp phần làm triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn là một số nền kinh tế đã vận hành tốt hơn mong đợi trong quý II/2020, thậm chí nhiều nền kinh tế cho thấy có dấu hiệu phục hồi trong quý III, cho dù những tín hiệu phục hồi tích cực này chưa chắc chắn.

Cũng theo IMF, triển vọng kinh tế năm 2020 có cải thiện ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi, bao gồm Mỹ, châu Âu, Brazil và Nga. Tuy nhiên, với khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ thì dự báo không được tích cực như vậy. Mặc dù hầu hết các nền kinh tế phát triển sẽ hồi phục vào năm 2021 nhưng cũng sẽ không thể bù đắp được hết những thiệt hại trong năm 2020. Trong năm 2021, tăng trưởng của Mỹ được dự báo đạt 3,1% so với mức giảm 4,3% năm nay; châu Âu sẽ đạt tăng trưởng 5,2% so với mức giảm 8,3% năm nay; Nhật Bản sẽ tăng trưởng 2,3% nhưng giảm 5,3% trong năm nay.

Tổng giao dịch thương mại thế giới sẽ tăng khoảng 8,3% trong năm 2021 sau khi giảm 10,4% năm nay. Điều này cho thấy hầu hết các nước sẽ mất khoảng vài năm để có thể phục hồi kinh tế hoàn toàn.

Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra hai kịch bản, chủ yếu phụ thuộc vào việc dịch Covid-19 có được kiểm soát hay không.

Trong tình huống bất lợi, khi việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn ngoài dự kiến, các biện pháp bắt buộc hay tự nguyện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch sẽ gây cản trở lớn hơn đối với các hoạt động kinh tế. Kịch bản này sẽ khiến con số dự báo về tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 0,75 điểm phần trăm và cho năm 2021 sẽ giảm gần 3 điểm phần trăm, so với mức dự báo tăng trưởng 5,2% hiện nay. Theo báo cáo, mức giảm dự kiến đối với GDP của các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển.

Trong tình huống thuận lợi, triển vọng kinh tế toàn cầu có thể cải thiện hơn so với dự báo gần đây nếu cuộc chiến chống COVID-19 tiến triển tốt hơn nhiều so với trong tình huống bất lợi. Theo báo cáo, mức dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu sẽ tăng so với dự báo được đưa ra trong tình huống xấu, với mức dự báo tăng trưởng cao hơn gần 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021 và cao hơn gần 1 điểm phần trăm vào năm 2023.

Kịch bản thứ nhất dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 28.000 tỷ USD trong 5 năm tới. Tuy vậy, kịch bản thứ hai dự báo GDP toàn cầu vào năm 2025 sẽ cao hơn gần 2% so với trong kịch bản thứ nhất, nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế thị trường mới nổi gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển. Điều này có nghĩa những tiến triển nhanh trong quá trình điều trị Covid-19 sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, giúp khôi phục lòng tin, và cho phép các lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất phục hồi nhanh hơn, dẫn tới mức chi tăng trong các lĩnh vực khác. Triển vọng này cũng giúp giảm số vụ phá sản, nhờ đó tác động tích cực đến vấn đề việc làm.

推荐内容