搜索

【lazio vs ac milan】Cải thiện môi trường kinh doanh phải gắn chặt với kỷ luật công vụ

发表于 2025-01-10 16:00:48 来源:Empire777

cai thien moi truong kinh doanh phai gan chat voi ky luat cong vu

Ảnh: ST.

Cải thiện môi trường kinh doanh chưa bền vững

Cải thiện môi trường kinh doanh,ảithiệnmôitrườngkinhdoanhphảigắnchặtvớikỷluậtcôngvụlazio vs ac milan nâng cao chất lượng tăng trưởng là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua. Chính phủ đã triển khai nhiều hành động, đáng chú ý là việc liên tục ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là nỗ lực thực hiện đột phá chiến lược về thể chế, mà trọng tâm là cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của chúng ta trong mấy năm qua đã đem lại kết quả đáng ghi nhận. Sau 4 năm liên tiếp thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta liên tục được cải thiện. Cụ thể, năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay. Các chỉ số tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế, tiếp cận tín dụng đựoc cải thiện tốt. Ngoài ra, năm 2017, Moody’s, Standards and Poor’s và Fitch cũng đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, trong đó Moody’s và Fitch nâng xếp hạng từ ổn định lên tích cực.

Tuy vậy, những cải thiện nói trên về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn chưa bền vững và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực và hầu như không có cải thiện cả về điểm số và thứ hạng trong nhiều năm qua, chưa kể một số chỉ số quan trọng khác thậm chí còn tụt hạng. Đơn cử, hiệu quả thị trường hàng hoá, chất lượng cơ sở hạ tầng, giáo dục, trình độ phát triển kinh doanh và đổi mới công nghệ chậm cải thiện; Khởi sự kinh doanh xếp thứ 123; Giải quyết phá sản DN xếp thứ 129...

Mới đây, tại hội nghị quốc tế “Cải thiện vượt bậc môi trường kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ tăng trưởng”, lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định vẫn còn hiện tượng “trên nóng dưới lạnh” khi “Thủ tướng, Phó Thủ tướng nóng, nhưng một số Bộ trưởng vẫn còn lạnh, nhiều Chủ tịch tỉnh, thành phố còn chưa nóng. Tại nhiều bộ, Bộ trưởng nóng nhưng nhiều Cục trưởng, Vụ trưởng chưa nóng, các chuyên viên còn lạnh, thậm chí rất lạnh. Một số hiệp hội DN cũng chưa thấy nóng, chưa chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung để cải thiện môi trường kinh doanh”. Điều đó dẫn tới kết quả cải cách điều kiện kinh doanh dù đạt một số kết quả, chuyển động tích cực, nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành. Cụ thể, nếu như Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng đã đi “vào ga cuối” trong sửa đổi các điều kiện kinh doanh thì hiện nhiều bộ còn chưa xuất phát.

Tăng cường giám sát

Năm 2018, Chính phủ vẫn tiếp tục đặt mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn trong cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, Dự thảo Nghị quyết 19/2018 tiếp tục duy trì mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành, đồng thời bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và ngành du lịch để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể, dự thảo Nghị quyết 19 năm 2018 đặt mục tiêu phải hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành; tỷ lệ hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành còn tối đa 10%; giảm 1/2 danh mục hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành… Trước đó, ngay từ tháng 1/2018, Chính phủ đã Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Điều này cho thấy một động thái rất quyết liệt của cả Chính phủ và các bộ, ngành. Theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, việc Chính phủ hành động một cách nhanh chóng và kịp thời như vậy sẽ làm tăng niềm tin của cộng đồng DN. Cùng với niềm tin ấy là sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra một lượng DN mới gia nhập thị trường hoặc DN cũ đang hoạt động mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác.

Để đạt được mục tiêu đề ra cũng như hạn chế sự chậm trễ trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề xuất cần có cách làm mới trong rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cụ thể là nên lập một danh mục toàn bộ điều kiện kinh doanh còn lại, đồng thời lập biên bản rà soát, đưa ra yêu cầu về tiến độ. Căn cứ vào bản tiến độ đó, đối chiếu với thời điểm yêu cầu, Thủ tướng quyết định cắt giảm nếu các bộ chậm trễ. Đồng thời, chuyên gia Phạm Chi Lan nhấn mạnh cần tăng vai trò giám sát và công cụ đánh giá của DN, người dân đối với quá trình cải thiện môi trường kinh doanh của các bộ, ngành. “Cải thiện thủ tục sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội, vậy người nào cản trở việc người dân đạt được lợi ích đó thì phải phạt, bắt họ bù đắp cho những cái mà xã hội đã mất đi. Phải có kỷ luật nghiêm với những cá nhân không thực hiện nhiệm vụ, đây là việc phải làm và làm thường xuyên”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.

Một số chuyên gia tỏ ý đồng tình với điều này và cho rằng, cải cách thủ tục hành chính cần phải nhắm đến cả 2 đối tượng: DN và cơ quan quản lý. Hiện đã có những quy định khá rõ ràng để xử phạt các DN làm sai, nhưng chưa có những quy định rõ ràng để xử lý các công chức làm sai, tự tiện đưa ra những thủ tục hành chính không quy định, hoặc cố tình trì hoãn hay không thực hiện các quy định pháp luật để hành doanh nghiệp. Theo đó, để cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm việc thực hiện của các tổ chức cá nhân, rất cần phải xây dựng những quy định hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ công chức rõ ràng, chi tiết, đặc biệt về vấn đề kỷ luật công vụ.

Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 19 năm 2018, theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, yếu tố quyết định để đạt được kết quả đồng đều, toàn diện, đúng mục tiêu như yêu cầu Nghị quyết của Chính phủ là tất cả các Bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương đều phải “nóng”. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc các bộ, ngành phải chuyển động mạnh mẽ hơn, “nóng” hơn trong thực hiện cải cách môi trường kinh doanh, thì cần phải phối hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, đôn đốc nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho các bộ, ngành. Việc các bộ, ngành hoàn thành nhiệm vụ không chỉ đơn giản là ra văn bản đúng thời hạn, mà nội dung văn bản phải giải quyết được vướng mắc của DN, người dân. Muốn vậy, các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường đối thoại với DN.

Dự thảo Nghị quyết 19/2018 đặt mục tiêu đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4. Tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới; trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp. Cụ thể: Khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc; Hoàn thành việc bãi bỏ ít nhất 1/3-1/2 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thu hẹp Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư; Giảm ít nhất 50% các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【lazio vs ac milan】Cải thiện môi trường kinh doanh phải gắn chặt với kỷ luật công vụ,Empire777   sitemap

回顶部