Điểm tựa cho HTX mở rộng sản xuất
HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng,ếpsứccholaođộngdacircntộcthiểusốkq bd bundesliga huyện Bù Gia Mập thành lập năm 2018. Ban đầu HTX chỉ có hơn 10 thành viên, đến nay đã tăng lên 50 người, trong đó 50% là đồng bào DTTS. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của HTX chủ yếu là vật tư nông nghiệp, trồng điều và cao su, với tổng diện tích lên đến hàng trăm héc ta. Thuộc diện có từ 30% thành viên là đồng bào DTTS, năm 2020 HTX được vay 470 triệu đồng từ nguồn vốn của Liên minh HTX tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% so với bình thường.
Là đơn vị có 50% thành viên đồng bào DTTS, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng được vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất
Với số vốn này, HTX đã mở rộng sản xuất, đầu tư trồng thêm 5 ha cao su. Tận dụng đất trống trong thời kỳ cây cao su chưa khép tán, HTX trồng xen hơn 3.000 cây điều cao sản giống AB0508. Ưu điểm của giống điều này là cây thấp, tán không rộng, sinh trưởng tốt, cho thu hoạch sớm. Chỉ sau 1 năm trồng, giống điều này đã cho thu bói, sang năm thứ 2 cho thu khoảng 1kg hạt/cây và những năm tiếp theo đạt khoảng 1 tấn/ha trở lên. Từ nguồn thu này, HTX tái đầu tư chăm sóc vườn, trả tiền công người lao động và đến năm thứ 4, thứ 5 thì phá bỏ cây điều để tập trung chăm sóc cây cao su.
Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng Hồ Ngọc Anh chia sẻ: HTX mới thành lập nên vốn còn hạn hẹp. Nhờ được hỗ trợ vay vốn chính sách ưu đãi, chúng tôi có thêm điều kiện mở rộng sản xuất. Đây là tiền đề để HTX phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Tương tự, HTX chăn nuôi dê xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập thành lập tháng 6-2021 với 12 thành viên, trong đó 5 thành viên là đồng bào DTTS. Sau khi thành lập, HTX được vay 166 triệu đồng từ vốn ưu đãi của Liên minh HTX tỉnh thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Có được vốn, các thành viên đã đầu tư mở rộng thêm chuồng trại và đàn dê tăng gấp 2-4 lần. Anh Sầm Văn Nghiệm, Giám đốc HTX cho hay: “Sau khi có vốn, các thành viên đều tập trung đầu tư mở rộng quy mô. Không chỉ vậy, các thành viên còn được trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cũng như hỗ trợ đầu ra sản phẩm. Đến nay, hiệu quả kinh tế mang lại rất tích cực”.
“Đòn bẩy” tiếp sức lao động DTTS
Ông Điểu La ở thôn 9, xã Bình Thắng là một trong 25 thành viên đồng bào DTTS của HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Thắng. Gia đình đông con, vườn ít nên ông phải làm thuê nay đây mai đó với công việc bấp bênh. Đầu năm 2020, khi trở thành thành viên HTX, ông La có việc làm ổn định với thu nhập từ 8-9 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, mỗi năm HTX còn hỗ trợ thuốc, phân bón trị giá 22 triệu đồng để ông chăm sóc vườn điều của gia đình. Ông Điểu La phấn khởi cho biết: “Hồi chưa tham gia HTX, tôi làm thuê bấp bênh lắm, việc làm lúc có, lúc không. Từ khi được vào HTX, lúc nào tôi cũng có việc làm, có thu nhập. Bây giờ cuộc sống gia đình ổn định hơn”.
Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là “đòn bẩy” tiếp sức người lao động. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, từ nguồn vốn của Liên minh HTX tỉnh đã triển khai kịp thời tới các HTX. Đặc biệt, đối với những cơ sở sử dụng từ 30% lao động là đồng bào DTTS trở lên đã được hỗ trợ kịp thời để mở rộng sản xuất. Từ năm 2019 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Gia Mập đã giải ngân 3 đợt cho 2 HTX vay với tổng vốn hơn 630 triệu đồng. Qua chương trình cho vay này góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 60 lao động, trong đó có 30 lao động DTTS. |
Còn anh Đàm Văn Dấn ở thôn Bù Tam, xã Phước Minh với hơn 7 năm nuôi dê nhưng số lượng chỉ khoảng 10 con vì thiếu vốn. Giữa năm 2021, anh tham gia HTX chăn nuôi dê xã Phước Minh và được vay 40 triệu đồng. Từ số vốn này, anh Dấn mua thêm giống và đầu tư mở rộng chuồng trại. Đến nay, chuồng dê của gia đình luôn giữ ổn định hơn 40 con, cuộc sống cũng khấm khá hơn nhờ thu nhập từ bán dê. Anh Dấn cho hay: “Khi được vay vốn ưu đãi, tôi đầu tư mở rộng chuồng nuôi và tăng đàn. Đàn dê phát triển đã giúp tôi nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình”.
Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Gia Mập Nguyễn Thị Thoa cho biết: “Đây là một trong những chương trình hỗ trợ vốn chính sách hết sức thiết thực, ý nghĩa và mang lại hiệu quả tích cực trong thời gian qua. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn vốn của Liên minh HTX cũng như các nguồn vốn Trung ương, địa phương để hỗ trợ thêm các cơ sở phát triển sản xuất, đặc biệt là những HTX có nhiều thành viên đồng bào DTTS được tiếp cận để tạo việc làm ổn định cho bà con”.