【soi kèo chelsea vs】Ban hành danh mục kiểm tra chuyên ngành: Nhiều bộ thờ ơ!

ban hanh danh muc kiem tra chuyen nganh nhieu bo tho o

Công chức Hải quan Chi cục Hải quan Khu thương mại Lao Bảo (Cục Hải quan Quảng Trị) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Hữu Linh.

Việc ban hành các danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS thuộc phạm vi trách nhiệm của 3 Bộ: Y tế,ànhdanhmụckiểmtrachuyênngànhNhiềubộthờơsoi kèo chelsea vs Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, được quy định rõ tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BYT-BCT và Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay các chỉ đạo này vẫn bị các bộ bỏ ngỏ.

Trong văn bản Bộ Tài chính mới gửi tới 3 Bộ này có điểm đáng chú ý đó là đề nghị sớm nhận được sự hợp tác của các bộ trong việc ban hành các danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS, để hướng dẫn cơ quan Hải quan và DN XNK thực hiện thống nhất. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẵn sàng phối hợp với các đơn vị trong quá trình xây dựng Danh mục kèm mã số HS.

Mới có 1 Bộ có danh mục!

Đề nghị này xuất phát từ sự chậm trễ ban hành các Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS, trong khi đó các quy định này đã được nêu tại các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với thương nhân nước ngoài; Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã phân công các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc lĩnh vực quản lý kèm mã số HS.

Đến nay chỉ có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS tại Quyết định 4069/QĐ-BNN-QLCL năm 2015. Song thực chất vẫn còn một số nhóm hàng chưa chi tiết tên hàng và chưa có mã số HS như: Sữa tươi nguyên liệu; các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa; dụng cụ, vật liệu bao, gói chứa đựng thực phẩm….

Ngay tại đợt rà soát danh mục hàng hóa XNK thuộc diện kiểm tra chuyên ngành do Tổng cục Hải quan chủ trì (tháng 6-2015) có sự tham gia của các bộ, ngành cũng đã rà soát và thấy rằng, Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT đã phân công trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm của 3 Bộ nhưng tên hàng còn chung chung, có những mặt hàng thuộc trách nhiệm của hơn hai Bộ quản lý, Danh mục hàng hóa không có mã số HS. Trong khi đó, yêu cầu phải cụ thể các nội dung tại Thông tư liên tịch 13/TTLT-BNNPTNT-BYT-BCT tiếp tục được nhắc đến trong Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK. Trong đó yêu cầu 3 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Y tế và Bộ Công Thương thống nhất ban hành Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm, có mã số HS, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng Bộ. Thời hạn được quy định trong Quyết định 2026 của Thủ tướng Chính phủ là quý IV-2015... Đến nay đã là tháng 4-2016, mới chỉ có một bộ (Bộ NN&PTNT) ban hành được danh mục. Theo Bộ Tài chính, việc chậm ban hành các Danh mục chuyên ngành, trong đó có Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan đã gây khó khăn cho DN NK cũng như cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện, kéo dài thời gian thông quan, tăng chi phí cho DN XNK.

Có Danh mục-tránh tranh chấp giữa DN và HQ

Việc Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải khẩn trương ban hành Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành là nhằm tạo sự thống nhất trong cách thức phân loại, áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế… và để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, các cơ quan thực thi trong quá trình thực hiện. Nếu có được một Danh mục rõ ràng, cụ thể sẽ tạo thuận lợi cho cả cơ quan Hải quan và DN, đồng thời cũng tránh được những tranh chấp không đáng có giữa cơ quan quản lý và DN do cách hiểu, áp dụng các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác nhau vì thiếu sự rõ ràng. Ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho rằng, nếu không có mã số HS, DN rất khó thực hiện kê khai hải quan. Vì trong nội dung kê khai hàng hóa thì một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu là phải kê khai rõ tên hàng, mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK, cũng như Biểu thuế XK, NK tại thời điểm hiện hành.

Để đảm bảo công tác quản lý và thuận lợi cho DN, Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương rà soát, sớm ban hành Danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 103/2015/TT-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính lưu ý các bộ chú trọng đến các mặt hàng là dụng cụ, vật liệu bao, gói chứa đựng thực phẩm cần được xây dựng chi tiết cụ thể tên hàng (kiểu dáng, vật liệu…) kèm mã số HS để DN biết đăng ký kiểm tra và cơ quan Hải quan phối hợp quản lý trong quá trình làm thủ tục NK.

Riêng đối với mặt hàng bao bì, Bộ Tài chính cho rằng cần có cách quản lý phù hợp. Cụ thể là có hướng dẫn thủ tục miễn kiểm tra đối với trường hợp DN NK bao bì thuộc Danh mục phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan nhưng không sử dụng vào mục đích chứa đựng thực phẩm. Nên quy định các DN NK bao bì có tính đa dụng sử dụng cho nhiều ngành cho lĩnh vực kinh doanh, sản xuất không liên quan đến ngành thực phẩm yêu cầu DN khai báo rõ mục đích sử dụng đối với bao bì trên tờ khai hàng hóa NK, đồng thời DN có văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng của hàng hóa NK. Cơ quan Hải quan kiểm tra hồ sơ nếu phù hợp thì giải quyết thông quan.

Rõ ràng, quy định pháp luật cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm của của các bộ, ngành trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế trong số 87 văn bản cần sửa đổi thì số văn bản đã được các bộ, ngành ban hành rất ít và việc chậm ban hành danh mục hàng hóa NK phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan kèm mã số HS chỉ là một ví dụ.

Tại Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định trách nhiệm của các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, các bộ, ngành phải rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK; loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp theo các mục tiêu, quan điểm trong Đề án. Rà soát, xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành (mặt hàng phải kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật); xác định những mặt hàng trọng điểm cần kiểm tra tại cửa khẩu, cần kiểm tra trước khi thông quan; những mặt hàng được kiểm tra chuyên ngành sau thông quan (trước khi đưa ra lưu thông). Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phối hợp với Bộ Tài chính định kỳ hàng năm rà soát các Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt hàng có thay đổi, phát sinh trên thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước. Các danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được ban hành kèm mã số HS thống nhất với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam và Biểu thuế XK, NK hiện hành do Bộ Tài chính ban hành.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
下一篇:Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị