Empire777

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN) Ngày 19/10, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức h cúp thụy điển

【cúp thụy điển】Phát triển nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN) 

Ngày 19/10, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở Giáo dục Đại học Việt Nam," với sự tham dự của lãnh đạo các bộ ngành, 40 cơ sở Giáo dục Đại học của Việt Nam và một số chuyên gia trong ngành công nghiệp chip bán dẫn.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện các trường Đại học, doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thảo luận, trao đổi về thực trạng, định hướng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp chip bán dẫn trong hệ thống cơ sở Giáo dục Đại học Việt Nam.

Giám đốc Đại học Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng hội thảo là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời sự về sự sẵn sàng của các đại học Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về chiến lược đào tạo 50.000 chuyên gia, kỹ sư thiết kế chip điện tử trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Đây cũng là dịp để các đại học chia sẻ định hướng, tiềm năng, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về chip bán dẫn; thể hiện sự quyết tâm hợp tác, tiên phong đi đầu, cùng hành động, chia sẻ nguồn lực để nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, góp phần phát triển ngành công nghiệp chiến lược đầy tiềm năng của Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển, sản xuất sang Việt Nam.

Đặc biệt, gần đây , những cơ hội lớn trong hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn, công nghệ năng lượng mới…, đã được mở rộng. Nhưng thực tế việc triển khai đang đứng trước thách thức lớn do sự thiếu hụt số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Nguyên nhân chủ yếu do ở quy luật khách quan trong quan hệ cung - cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, công nghiệp bán dẫn, vi mạch là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ, chất lượng cao. Mặc dù ngành không phải là ngành đào tạo tạo hoàn toàn mới nhưng số sinh viên theo học và tốt nghiệp đến nay còn rất thấp; đây chính là điểm nghẽn lớn.

Bên cạnh sự định hướng rõ nét, nguồn lực hỗ trợ tương xứng và công cụ điều phối hiệu quả của Nhà nước, rất cần sự chủ động vào cuộc của các cơ sở Giáo dục Đại học; kết hợp cùng các tập đoàn doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước; từ đó thu hút đầu tư, phát triển thị trường lao động, tạo vòng hồi tiếp nhằm thu hút người học, gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Kế hoạch hành động toàn ngành thúc đẩy triển khai đào tạo, gia tăng nhanh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhất là kỹ sư thiết kế vi mạch.

Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, các cơ sở Giáo dục Đại học đóng vai trò chủ yếu. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay có khoảng 35 cơ sở Giáo dục Đại học có khả năng tham gia, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít.

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN) 

Đưa ra định hướng phát triển đào tạo công nghiệp bán dẫn, vi mạch, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhận định, trước tiên phải tăng cường năng lực cho các cơ sở Giáo dục Đại học cả về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ, chương trình đào tạo, công cụ phần mềm…; có những giải pháp để thu hút sinh viên đang học các ngành phù hợp, ngành gần; thu hút nhiều hơn nữa những học sinh phổ thông đăng ký vào học những ngành, chuyên ngành này; xây dựng những hợp tác giữa các cơ sở Giáo dục Đại học, giữa các cơ sở Giáo dục Đại học với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực, với các địa phương nơi các doanh nghiệp đang đầu tư hoặc sẽ đầu tư, nhằm chia sẻ tầm nhìn, kinh nghiệm, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực.

"Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không thể chỉ là nhiệm vụ của các cơ sở Giáo dục Đại học hay của các bộ ngành để thành công, cần có sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp, của địa phương, của các trường phổ thông và của toàn xã hội," Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Dịp này, 5 cơ sở Giáo dục Đại học gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng ký kết biên bản hợp tác liên minh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thống nhất kế hoạch hành động cùng các cơ sở Giáo dục Đại học Việt Nam để sẵn sàng đảm bảo, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Biên bản cũng nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo để hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp bán dẫn trong chuỗi giá trị chip bán dẫn toàn cầu từ nay đến 2030, tầm nhìn đến 2045; thống nhất đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để phát triển số lượng người học, tạo dựng đội ngũ chuyên gia về bán dẫn trong các cơ sở Giáo dục Đại học.

Theo báo cáo của Đại học Đà Nẵng, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử, bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện, có khoảng 5.000 người thiết kế vi mạch đến từ các trường đại học kỹ thuật; nhu cầu đào tạo trong một vài năm tới khoảng 3.000 người/năm, trong đó sinh viên tốt nghiệp sau đại học chiếm ít nhất 30% (bao gồm cả kỹ sư bậc 7, thạc sỹ, tiến sỹ).

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trong 5 năm tới khoảng 20.000 người; 10 năm tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên./.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap