Empire777Empire777

【silkeborg – midtjylland】Quyết liệt phòng, chống cúm gia cầm

Sau thời gian tạm lắng,ếtliệtphngchốngcmgiacầsilkeborg – midtjylland gần đây dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại ở các tỉnh ĐBSCL. Thời tiết diễn biến bất lợi, người chăn nuôi còn lơ là, chủ quan, thiếu cảnh giác, đề phòng... đã tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng...

Khẩn trương vào cuộc

Những ngày này, ngành thú y và chính quyền các địa phương ở ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Tại tỉnh Bạc Liêu, sau khi xuất hiện 5 ổ dịch cúm với hàng ngàn con gia cầm bị nhiễm và đã tiêu hủy thì các ngành chức năng siết chặt việc buôn bán, vận chuyển gia cầm.

Tăng cường quản lý các đàn vịt chạy đồng nhằm phòng ngừa dịch cúm gia cầm…

Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Những ngày qua, lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, giám sát chặt các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra ở huyện Phước Long. Ngoài việc phun hóa chất, tiêu độc khử trùng tại các chuồng trại nơi có dịch cúm thì những trang trại, hộ dân nuôi gia cầm xung quanh cũng được phun thuốc phòng ngừa để tránh dịch cúm có thể lây lan. Chi cục Thú y tỉnh cũng đã triển khai lực lượng tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm gần 2 triệu con trong toàn tỉnh, đồng thời thực hiện tháng cao điểm về phòng, chống dịch cúm gia cầm”.

Theo các ngành chuyên môn, một trong những nguyên nhân xảy ra cúm gia cầm ở huyện Phước Long là thời tiết gần đây diễn biến bất thường, ban ngày nắng nóng gay gắt, ban đêm lạnh và xuất hiện một số cơn mưa trái mùa làm nhiệt độ thay đổi nhanh, khiến gia cầm giảm sức đề kháng. Ngoài ra, người nuôi cũng có phần lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch cúm, thiếu tiêm phòng đúng định kỳ. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo ngành chức năng và các huyện, thị cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm, kiên quyết tiêu hủy ngay nếu phát hiện gia cầm bị bệnh và khống chế không để lây lan. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết và cùng tham gia phòng, chống.

Ở Hậu Giang, các huyện, thị xã, thành phố đều có nuôi gia cầm với tổng đàn hơn 4,3 triệu con. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh đang được các ngành chức năng thực hiện ráo riết. Trong đó, có việc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu về nguy hiểm của cúm gia cầm. Trước đó, lực lượng thú y đã kiểm tra tình trạng gia cầm chết rải rác trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và tiến hành tiêu hủy, phun thuốc sát trùng, khống chế ổ dịch nhằm tránh nguy cơ lây từ vi-rút cúm sang người. Ông Nguyễn Văn Minh, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, nhìn nhận: “Gà, vịt nuôi thỉnh thoảng bị chết nên cứ ngỡ là bệnh thông thường. Tuy nhiên, gần đây dịch cúm tái phát trở lại và ngành thú y cảnh báo nguy hiểm nên nông dân tụi tôi phải đề cao cảnh giác, không thể chủ quan được”. Mới đây, sau khi phát hiện đàn vịt trời nuôi bán thịt ở xã Tân Trung, huyện Phú Tân bị cúm gia cầm thì UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo Sở NN&PTNT, các ban, ngành liên quan và các huyện, thị xã… tập trung cao cho công tác phòng, chống cúm gia cầm và các chủng vi-rút lây sang người. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành chức năng và lực lượng thú y địa phương triển khai nhanh việc kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh.

Siết chặt gia cầm qua lại biên giới

Trong khi đó, ở các địa bàn giáp ranh biên giới với nước bạn Campuchia, nhiệm vụ phòng, chống dịch cúm gia cầm cũng được ngành chức năng quan tâm cao độ. Đồng Tháp là một trong những địa phương có đàn gia cầm khá lớn với khoảng 6 triệu con; đồng thời có đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia khá dài nên việc quản lý và phòng, chống cúm gia cầm diễn ra tất bật. Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng thú y trong tỉnh đã tiêm phòng trên 2 triệu liều vắc-xin phòng, chống cúm gia cầm. Hiện tại, các huyện, thị xã tiếp tục kiểm tra đàn gia cầm nhằm tiêm bổ sung đầy đủ, không để thiếu sót. Đối với các huyện tiếp giáp biên giới Campuchia như Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự thì công tác kiểm soát việc vận chuyển gia cầm được tăng cường nghiêm ngặt. Về cơ bản, lâu nay đa số gà, vịt và trứng gia cầm của Đồng Tháp được xuất sang Campuchia; chỉ có trâu, bò của Campuchia mới đưa sang Đồng Tháp. Tuy nhiên, lực lượng thú y phối hợp cùng các ngành chức năng quản lý chặt chẽ gia cầm ở khu vực biên giới theo như chỉ đạo của Bộ NN&PTNT”. Cũng theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, dù trên địa bàn chưa xảy ra cúm gia cầm, nhưng tỉnh đã chuẩn bị nguồn kinh phí tới 25 tỉ đồng để phòng, chống dịch cúm gia cầm. Song song đó, hỗ trợ người nuôi gia cầm ở Campuchia (nơi tiếp giáp với Đồng Tháp) khoảng 200.000 liều vắc-xin, 13.000 liều thuốc phòng bệnh lở mồm long móng, 2 tấn thuốc hóa chất… để phòng, chống dịch.

UBND tỉnh An Giang cho biết, đã chỉ đạo việc nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới Campuchia, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm; cấm di chuyển đàn gia cầm có nguồn gốc từ Campuchia sang lãnh thổ Việt Nam (trên địa bàn An Giang) để nuôi, chăn thả trên đồng và ngược lại. UBND tỉnh An Giang còn thưởng nóng 500.000 đồng cho bất cứ ai báo tin chính xác về gia cầm chết hàng loạt hoặc nghi cúm gia cầm, đàn gia cầm không tiêm phòng…

Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết lực lượng thú y của tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đồn biên phòng, các cửa khẩu… kiểm tra chặt, không để gia cầm qua lại biên giới trên địa bàn tỉnh Long An tiếp giáp với Campuchia. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười đang vào thời điểm thu hoạch lúa Đông xuân, do đó tăng cường quản lý các đàn vịt chạy đồng, không để di chuyển tràn lan, buộc phải tiêm phòng đúng quy định…

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

赞(88)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【silkeborg – midtjylland】Quyết liệt phòng, chống cúm gia cầm