【kết quả bóng đá nurnberg】Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo tại Học viện Tài chính

chu tich quoc hoi du le ky niem ngay nha giao tai hoc vien tai chinh

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Cùng tham dự có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; đại diện các bộ,ủtịchQuốchộidựlễkỷniệmNgàyNhàgiáotạiHọcviệnTàichíkết quả bóng đá nurnberg ban, ngành Trung ương và địa phương; các thế hệ lãnh đạo, đông đảo thầy, cô giáo, sinh viên Học viện Tài chính, đại diện các trường đại học… cùng tham dự.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bày tỏ vui mừng dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng thời cũng là kỷ niệm 55 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai của Học viện Tài chính.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên của Học viện lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng chân thành nhất.

Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính ngày càng lớn mạnh, đã trở thành một cơ sở đào tạo bậc đại học và nghiên cứu khoa học quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế-tài chính của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, đồng thời cũng là một địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực về tài chính-kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh có chất lượng cho xã hội.

Trong những năm qua, Học viện đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.

Phát huy truyền thống của Học viện, các thế hệ lãnh đạo, giáo viên, cán bộ bằng tất cả nhiệt huyết của mình đã không ngừng nỗ lực trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm để phục vụ sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính, kế toán cho đất nước. Các thầy, cô giáo luôn phấn đấu để trở thành những tấm gương sáng ngời về đạo đức nhà giáo.

Nhiều cán bộ lãnh đạo, giáo viên, học viên, sinh viên của Học viện đã có những cống hiến thiết thực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trở thành các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

“Không chỉ là những nhà giáo tâm huyết với nghề, nhà khoa học say mê với nghiên cứu, các thầy giáo, cô giáo còn luôn là những đảng viên, cán bộ gương mẫu với hàng trăm cán bộ, giáo viên đã được trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Đây chính là cội nguồn của sức mạnh đoàn kết và trí tuệ, làm nên những thành tích của Học viện trong suốt 55 năm qua và cũng là động lực để Học viện tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao,” Chủ tịch Quốc hội nói.

Những phần thưởng cao quý mà Học viện được trao tặng, như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động đã thể hiện sự đánh giá, ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những nỗ lực phấn đấu và sự đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những kết quả mà các thế hệ thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức và sinh viên của Học viện đã đạt được trong suốt 55 năm qua.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững; đồng thời góp phần duy trì ổn định vĩ mô, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, cải cách hành chính, hiệu quả, công bằng xã hội…

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng hội nhập và hợp tác đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng mang đến không ít thách thức, khó khăn, trong đó có lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Học viện Tài chính với vị trí là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của ngành tài chính cần tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, đổi mới, sáng tạo nhiều hơn nữa trong nghiên cứu, giảng dạy để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh tế-tài chính có năng lực chuyên môn, có đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, góp phần sớm xây dựng thành công nền tài chính quốc gia lành mạnh, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính-tiền tệ.

Cơ bản tán thành với những định hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển của Học viện trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Học viện cần tập trung nghiên cứu, quán triệt, bám sát đường lối, chủ trương, các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tài chính, từ đó, xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp, sát với yêu cầu của thực tiễn.

Cùng với đó, Học viện tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam và có uy tín trong khu vực về lĩnh vực tài chính, kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh; thực hiện tốt sứ mệnh “Cung cấp sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học về tài chính-kế toán chất lượng cao cho xã hội;” xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; đồng thời đáp ứng yêu cầu đặt ra của Chiến lược phát triển Học viện.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu yêu cầu đối với Học viện trong việc cần tiếp tục xây dựng đội ngũ thầy, cô giáo tích cực học tập, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong giảng dạy, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo để đào tạo ra các thế hệ học viên, sinh viên trở thành những người có tài năng, kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp để lập nghiệp, có đạo đức lý tưởng, sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

Học viện tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước; tranh thủ các nguồn lực để tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt và làm việc của sinh viên và thầy cô. Hình thành một môi trường đại học kiểu mẫu để đào tạo và hình thành người công dân trẻ, trí thức mới của đất nước.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm qua, Học viện cần tạo ra bước chuyển biến tích cực có tính đột phá về đổi mới chương trình, nội dung giáo dục-đào tạo; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng cho xã hội, góp phần vào việc giải quyết các bài toán thực tế xây dựng nền tài chính Việt Nam hội nhập, lành mạnh và bền vững.

Với truyền thống tốt đẹp, với đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ và yêu nghề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng, Học viện Tài chính sẽ tiếp tục phát triển xứng tầm là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu về tài chính-kế toán, kinh tế và quản trị kinh doanh và sẽ luôn là cái nôi để “Thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực” và Học viện sẽ tiếp tục là niềm tự hào của tất cả những nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên được học tập, được bồi dưỡng, cũng như niềm mong ước của các lớp học sinh, sinh viên được bước chân vào học tập, nghiên cứu…

Phát biểu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng gửi lời chúc mừng tới các thầy cô giáo, sinh viên các thế hệ Học viện Tài chính nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Biểu dương những kết quả đã đạt được trong hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện thời gian tới nhằm thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Đọc diễn văn chào mừng, nhà giáo ưu tú, phó giáo sư-tiến sỹ, Giám đốc Học viện Tài chính Nguyễn Trọng Cơ nhấn mạnh, lễ kỷ niệm là dịp gặp gỡ, tri ân tất cả các thế hệ thầy, cô giáo, học viên, sinh viên; đồng thời chia vui với thành tích của Học viện Tài chính 55 năm xây dựng và phát triển.

Ôn lại tiền thân của Học viện Tài chính, Giám đốc Học viện Tài chính Nguyễn Trọng Cơ cho biết, cách đây 55 năm, trước yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện chiến tranh, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 31/7/1963, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định thành lập Trường Cán bộ Tài chính-Kế toán. 55 năm qua, trải qua nhiều tên gọi khác nhau và sự sáp nhập giữa các đơn vị, Học viện Tài chính hiện có 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa. Với tổng số cán bộ, viên chức là 724 người, trong đó 459 giảng viên, Học viện có 58 giáo sư, phó giáo sư, 22 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú, 168 tiến sỹ, 402 thạc sỹ…

55 năm qua, Học viện đã đào tạo hơn 8.000 tiến sĩ, thạc sĩ, gần 100.000 cử nhân kinh tế cho đất nước và cho các nước bạn: Lào, Campuchia. Học viện hiện xác định tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo là mục tiêu có tính chiến lược trong thời kỳ hội nhập quốc tế; đang triển khai 7 chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường, học viện, viện nghiên cứu thuộc các quốc gia: Anh, Australia, Pháp, New Zealand…

Thay mặt các sinh viên, sinh viên Lê Hồng Nhung gửi lời chúc mừng, sự cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam; đồng thời khẳng định quyết tâm không ngừng nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp để trở thành những trí thức tài năng của đất nước trong tương lai.

Tại buổi lễ, ghi nhận những thành tích đã đạt được, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai tặng Học viện Tài chính. Một số cá nhân Học viện cũng đã đón nhận một số phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước./.

Cúp C1
上一篇:Mở rộng không gian phát triển
下一篇:Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai