【trực tiếp bóng đá socola】Phân bón giả lộng hành
Thông tin này được ông Cẩn cho biết tại hội thảo “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam, thế giới và định hướng tái cơ cấu nền phân bón Việt Nam”, do Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 12/10/2015. Các đại biểu cho rằng, hiện tại thị trường phân bón rất “lộn xộn”, mờ mịt trước ma trận phân bón và đang cần sự quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng.
Chỉ có 10/4000 vụ phân bón giả bị khởi tố
Khoảng 4.000 vụ bắt giữ về vi phạm kinh doanh phân bón mỗi năm, nhưng chỉ có 10 vụ khởi tố, ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết nguyên nhân các vụ khởi tố, truy tố còn ít, do: “Có những vụ các lực lượng chức năng làm rất bài bản nhưng vướng trong quá trình thực thi, đặc biệt là thực trạng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước với các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, chưa rõ".
Theo ông Cẩn, thống kê hiện nay có 16.000 cơ sở, doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa sản xuất phân bón, trong đó có 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân bón. Trong khi đó, lực lượng chuyên ngành là Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT một năm mới chỉ thanh tra, kiểm tra được 4 doanh nghiệp và 7 tỉnh, thành, mới chứng nhận hợp quy đến tháng 9/2015 được hơn 400 sản phẩm. Vì vậy, các hoạt động này chưa tương xứng với những cơ sở sản xuất đang có.
Bên cạnh đó, về nhãn mác, bao bì, nhiều đơn vị sản xuất phân bón trong nước khi tuyên truyền đưa thông tin công nghệ quá đà, mang tính giật gân, không đúng sự thật. Nhiều đơn vị nhập khẩu ure, kali,…xuất xứ ở các nước khi đóng bao bì lấy tên đơn vị mình, nhiều đơn vị không làm nhãn phụ theo luật định.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, trong tháng 4/2015, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 kiểm tra Công ty sản xuất thương mại và dịch vụ Thuận Phong giả mạo phân bón Mỹ, Công ty TNHH SXTM Vân Điền có dấu hiệu nhái nhãn mác Công ty CP Phân lân Văn Điển và hàm lượng không đúng quy định...
“Thị trường phân bón Việt Nam tự phát, “mạnh ai nấy làm”, một số kẻ coi đây là ngành nghề kinh doanh béo bở, là cơ hội để “móc túi” nông dân nên nhiều đơn vị sản xuất phân bón trong nước đã thổi phồng sự thật, đưa chất lượng công nghệ “lên trời”. Nhiều cơ sở nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn đã làm phân bón giả, phân bón kém chất lượng, gây thiệt hại mỗi năm 2 tỷ USD", ông Thúy dẫn chứng.
Đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái trong phân bón
Hơn 10 năm qua, thị trường phân bón vẫn chưa được cải thiện, phân bón giả vẫn tràn lan, thương nhân sản xuất trá hình tinh vi hơn gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân, cho các nhà sản xuất phân bón chân chính.
Vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Cẩn, để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn hàng giả và hàng nhái đối với phân bón nói riêng, đề nghị các doanh nghiệp tích cực phối hợp với lực lượng chức năng, phối hợp cụ thể về thông tin, đối tượng buôn bán kinh doanh sản xuất phân bón giả thông qua đường dây nóng báo cáo các cơ quan. Đồng thời, văn phòng thường trực 389 hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời xử lý hành chính số lượng hàng vi phạm.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Ninh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Phân đạm và hóa chất Hà Bắc cho rằng, để đẩy lùi vấn nạn buôn bán phân bón giả, không chỉ dừng ở phạt hành chính mà cần phải có chế tài “nặng tay” hơn, truy tố trách nhiệm hình sự mới có thể chấn chỉnh.
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty Công Nông nghiệp Tiến Nông cho rằng, về khâu quản lý, để tránh chồng chéo giữa các bộ, nên phân loại doanh nghiệp và giao cho từng bộ chức năng quản lý. Theo đó, đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất phân bón hữu cơ có sản xuất một phần nhỏ phân vô cơ từ 18-20% giao cho Bộ NN&PTNT quản lý; doanh nghiệp chuyên sản xuất phân vô cơ, có tham gia sản xuất một phần từ 18-20% phân hữu cơ giao cho Bộ Công thương quản lý.
“Hiện tại nhiều doanh nghiệp chịu sự quản lý của hai bộ, mỗi bộ lại có những quy định riêng, rất khó cho doanh nghiệp đăng ký các hồ sơ pháp lý sản phẩm (công bố hợp quy, cấp giấy phép sản xuất phân bón, báo cáo sản xuất, kinh doanh định kỳ…)”, ông Phong nói..
Cùng với đó, ông Thúy còn cho rằng, cơ sở sản xuất phân bón không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định…Điều này thực tế là có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn…, họ không có phòng thử nghiệm nên thuê bên ngoài giám định chất lượng, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
“Tại sao có tiền làm cả một nhà máy mà không có tiền làm phòng thí nghiệm? Những đơn vị nhỏ lẻ này dễ lách luật, chính đây là cái nôi để làm phân bón giả, kém chất lượng. Vì thế nên sửa lại nghị định 202, cần quy định bắt buộc các cơ sở sản xuất phân bón phải tự đầu tư phòng thí nghiệm”, ông Thúy nhấn mạnh./.
Phúc Nguyên
相关推荐
- Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- GS.TS Nguyễn Thanh Liêm nhận giải nhân vật của năm của VTV Awards 2019
- Đưa trí tuệ nhân tạo vào ngành nước
- Giá cổ phiếu chưa bằng cuốc xe ôm: Vì sao ông Lê Phước Vũ khuyên nên mua vào
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Đứng sau bà chủ 8X dự án tâm linh hơn 3 nghìn tỷ ở Hòa Bình là siêu đại gia nào?
- Mức lương 'khủng' của các sếp VNPT, PVN, VICEM, Vinacomin
- Xuân Mai Corp 'ôm nợ' gấp 5 lần vốn, mang loạt dự án đi thế chấp