【kết quả bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh】Hà Nội: Thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế sau đại dịch

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:32:24 评论数:

Nguyễn Đức Chung

Chủ tịch TP.Hà Nội phát biểu tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP.Hà Nội khóa XV. Ảnh: Phúc Nguyên

Đã giãn,àNộiThựchiệnnhiềugiảipháppháttriểnkinhtếsauđạidịkết quả bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hoãn 17.500 tỷ đồng thuế cho DN

Ngày 6/7, tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP.Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận tình hình thực hiện kinh tế - xã hội tại hội trường và hiến kế cho Hà Nội để phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Các đại biểu cho rằng, trước sức ép của cạnh tranh, cộng thêm cú sốc Covid-19 đã khiến nhiều DN chao đảo, vì vậy các DN cần nhất là được hỗ trợ về cơ chế; hỗ trợ các DN giảm chi phí sản xuất kinh doanh đầu vào như giảm giá điện, giảm phí cầu đường, không điều chỉnh giá năm nay đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do nhà nước quản lý...

Tiếp thu các ý kiến của các đại biểu, phát biểu tại kỳ họp, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, về chính sách hỗ trợ DN, thành phố đã giãn, hoãn 17.500 tỷ đồng, bằng 45% so với cả nước cho cộng đồng DN. Thành phố cũng đã chuyển 1.020 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các hộ nghèo, hộ kinh doanh, các DN vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vay phát triển sản xuất, đồng thời rà soát, đề xuất giãn hoãn tiền thuê, sử dụng đất cho các DN.

Đối với công tác xử lý nợ đọng thuế, hiện nay các DN trên địa bàn thành phố đang nợ đọng thuế hơn 30 nghìn tỷ đồng. Trong đó có khoảng 15 nghìn tỷ đồng DN có khả năng trả nợ, thành phố đã báo cáo đề xuất giảm, hoãn, cắt nợ cho các DN. Còn hơn 15 nghìn tỷ đồng các DN có nợ lâu năm, khó đòi, thành phố đưa ra kế hoạch để thu hồi nợ đọng thuế.

Ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, TP.Hà Nội đã báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ, trình Quốc hội, đề xuất có thể giảm, hoãn, cắt nợ cho các doanh nghiệp không thể trả nợ bởi họ đã bị phá sản, quá trình kinh doanh gặp khó khăn của thập kỷ trước đây. Đối với 15.000 tỷ đồng có thể thu hồi, UBND thành phố đã báo cáo Thường trực và Ban Thường vụ, trực tiếp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Ban thu hồi nợ đọng của thành phố, đồng thời đề ra kế hoạch với Cục Thuế Hà Nội, báo cáo Bộ Tài chính.

Theo đó, bước 1, Cục Thuế Hà Nội đã chủ trì gặp gỡ DN, thông báo tiền nợ trong tháng 3 - 4/2020. Bước 2, Cục Thuế Hà Nội đã có thông báo cụ thể số nợ này tới các DN. Bước 3, UBND thành phố sẽ ký văn bản thông báo này. Bước 4, UBND thành phố sẽ gặp gỡ, đối thoại với các DN. Sau khi gặp gỡ, đối thoại, sẽ có thời hạn cho DN tự đóng thuế trên tinh thần thành phố giải thích rõ những DN nào có điều kiện nộp thuế là phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế nợ đọng.

“Nếu DN không nộp thuế, thành phố có thể giao Cục Thuế Hà Nội áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Đối với các DN không hoàn thành nghĩa vụ liên quan nợ đọng thuế, UBND thành phố sẽ không cho các DN này triển khai các dự án mới” - ông Nguyễn Đức Chung nêu rõ.

Chủ tịch UBND thành phố cũng đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2020. Theo đó, thành phố tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ưu đãi về thuế để thúc đấy sản xuất, kinh doanh: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; miễn - giảm thuế, hoàn thuế... theo quy định của pháp luật và các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo nghị định của Chính phủ.

Gỡ nút thắt giải ngân đầu tư công

Để giúp nền kinh tế Thủ đô sớm phục hồi, tại kỳ họp các đại biểu cũng cho rằng, việc triển khai các dự án đầu tư là một trong những lĩnh vực tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nếu chỉ cần 50% dự án chậm triển khai được khởi công là đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, theo các đại biểu, cách đây 2 năm, HĐND thành phố cũng đã có những giám sát về các dự án này nhưng sau 2 năm vẫn chưa có dự án nào triển khai được vì vẫn đang thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, thành phố còn có những dự án đang triển khai nhưng chậm tiến độ, thường có 3 nhóm nguyên nhân: Giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu. Để tháo gỡ 'nút thắt' này, thành phố cần có cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng linh hoạt hơn nữa, nhất là về chính sách tái định cư.

Đối với các dự án triển khai mới, thành phố cần rút bài học kinh nghiệm từ các dự án triển khai chậm. Khi thành phố kiểm soát được năng lực của chủ đầu tư, chuẩn bị dự án một cách bài bản, "chắc tay" thì mới khởi công. Khi đã khởi công thì phải ấn định ngày hoàn thành, như vậy sẽ khẳng định được hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng cứ khởi công, động thổ nhưng không biết bao giờ hoàn thành. Các dự án chỉ có giá trị khi là sản phẩm hoàn chỉnh, góp phần tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Liên quan đến công tác quy hoạch, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, trước đây, HĐND thành phố rà soát có 383 dự án chậm triển khai, nguyên nhân là sau khi sáp nhập địa giới hành chính thành phố, các dự án này phải chờ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu thì mới lập được quy hoạch chi tiết. Trong một năm vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã giải tỏa được 64 dự án, riêng huyện Mê Linh đã giải quyết 29/47 dự án. Thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các dự án.../.

Phúc Nguyên

最近更新