【kq bd truc tuyen hom nay】Chọn trường “làng", trường quốc tế hay trường chuyên?
Khó khăn lựa chọn Câu chuyện chọn trường cho trẻ khi chuyển cấp từ những năm gần đây luôn là bài toán làm đau đầu các bậc phụ huynh ở nhiều thành phố lớn. Và trong hằng hà sa số các trường như trường công, trường thực nghiệm, trường điểm, trường chuyên, trường quốc tế, trường song ngữ, song bằng, chương trình chất lượng cao..., để chọn được một trường là vô cùng khó. Nhiều phụ huynh học sinh khi được hỏi đều chung lo lắng trước quyết định chọn trường cho con trẻ. Chị Dương Thị Thanh Hà (phố Pháo đài Láng, Hà Nội) chia sẻ, con chị năm nay vào lớp 1, gần nhà có trường công đúng tuyến. Thuận tiện là khi đưa trẻ đi học có thể đi bộ song nhược điểm là trường quá tải, một lớp lên tới 60 trẻ. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh của trường chưa thực sự đảm bảo, nhà vệ sinh dành cho trẻ thường xuyên có mùi hôi, do vậy chị còn băn khoăn nếu cho con vào học tại đó. Cũng theo lời chị Hà, cách nhà khoảng 2km là trường công trái tuyến, số lượng học sinh ít hơn song do trường đang xây dựng nên không gian chơi không có, chưa kể khi học tại đây, mỗi lần đưa đón con chị phải đi ra đường lớn, giao thông đông đúc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. “Học trường tư thì chưa hẳn yên tâm về chất lượng mà học trường quốc tế học phí lại quá cao, do vậy cân nhắc mãi mà tôi và gia đình vẫn chưa thể chọn cho con một ngôi trường ưng ý”, chị Hà than thở. Ôm mối lo khác, chị Nguyễn Minh Tâm, Khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông cho biết, chị và gia đình muốn cho con học trường chuyên, tuy nhiên, khi được nghe tâm sự của một người bạn có con học trường chuyên khiến chị trăn trở và chưa thể quyết định bởi không muốn con mình chịu áp lực. Theo lời người bạn của chị Tâm, sau khi có con học tại trường chuyên thì họ cảm thấy đó là sai lầm bởi con người bạn chị bị áp lực khi cạnh tranh với quá nhiều bạn giỏi khác trong lớp, lâu dần dẫn đến tâm lý tự ti, trầm cảm, luôn cảm thấy mình thua kém, lúc nào cũng thấy kiệt sức, muốn gục ngã. Cùng chung lo lắng sợ con không theo được kiến thức, anh Phan Văn Dũng (phố Trung Kính, Hà Nội) cho biết, bản thân anh muốn con vào học trường dân lập trên địa bàn Cầu Giấy. Tuy nhiên, nhà trường lại yêu cầu khá cao về khả năng ngoại ngữ, bởi vì tiêu chí đảm bảo chất lượng “đầu ra” mà nhà trường quy định là phải nói được tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2. “Chính vì vậy, dù tự tin về năng lực tài chính nhưng chưa tự tin về năng lực ngoại ngữ của con nên tôi vẫn chưa quyết định có cho con học trường đó hay không”, anh Dũng nói. Chọn trường phù hợp với điều kiện Trước các băn khoăn của phụ huynh về việc chọn trường cho trẻ, bà Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường THCS &THPT Marie Curie phân tích, nếu phụ huynh nào không có điều kiện kinh tế để cho con học ở trường ngoài công lập chất lượng cao thì nên để con học đúng tuyến. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục con rèn luyện tính tự học và tự quản lý bản thân tại gia đình, không nên có suy nghĩ cứ chọn trường tốt là con mình mặc nhiên giỏi giang. "Khi chọn trường cho con, phụ huynh còn phải xem xét đến mục tiêu lựa chọn, đào tạo của từng trường để cho con học. Các bậc phụ huynh không nên chạy theo tiêu chí chọn trường chuyên, lớp chọn rồi bắt con học thêm, tham gia các cuộc thi, đi thi hết trường này sang trường khác khiến trẻ rất mệt mỏi, mất thời gian", lãnh đạo trường THCS &THPT Marie Curie phân tích. Theo quan điểm của bà Vũ Thị Thu Hương, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, không có trường xấu, mỗi một ngôi trường sẽ mang lại giá trị nhất định cho học sinh. "Với một ngôi trường có cơ sở vật chất không tốt lắm, phụ huynh có thể cảm thấy con gặp khó khăn trong quá trình học. Tuy nhiên, cũng có thể vì trong điều kiện đó, con trẻ sẽ trở thành đứa trẻ có khả năng vượt khó tốt. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công sau này của trẻ", bà Hương lấy ví dụ. Với tâm lý nhất quyết phải cho trẻ học trường điểm của nhiều bậc phụ huynh đang có hiện nay, chuyên gia Vũ Thị Thu Hương cho rằng, điều này hoàn toàn không cần thiết vì sau khai giảng, tất cả các trường đều giảng dạy theo chương trình thống nhất của Bộ GD&ĐT trên cả nước. Vì thế, khi so sánh các trường, phụ huynh nhận xét có phần chủ quan. Chuyên gia này cũng cho rằng, việc đánh giá trường tốt hay không còn phụ thuộc mức độ thích của trẻ đối với môi trường đó. "Để đánh giá một ngôi trường, phụ huynh cần số lượng thông tin rất lớn, tương tự, việc đánh giá giáo viên tốt hay chưa tốt cũng rất khó khăn, cần nhìn nhận ở các phương diện khác nhau", bà Hương khẳng định. Giảng viên Thu Hương cũng đề cập khía cạnh mà ít người nghĩ đến. Đó là, thông thường, để được đánh giá tốt, giáo viên phải tham gia nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi và dành thời gian cho các việc khác ngoài giảng dạy, trong khi những thầy cô không được đánh giá cao lại có thể tập trung hoàn toàn vào việc lên lớp. "Do đó, việc đặt ra tiêu chí chọn trường sẽ khiến phụ huynh và học sinh gặp phải những áp lực không cần thiết. Việc phù hợp hay không phải do chính con cảm nhận chứ không phụ thuộc suy nghĩ của bố mẹ hay thầy cô. Vì thế, phụ huynh nên cho con làm quen trước với trường. Nếu trẻ yêu môi trường, yêu thầy cô giáo thì môi trường đó rất tốt với con", bà Thu Hương nói. Nói về tâm lý chọn trường top trên, trường điểm hiện nay nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng, khi trẻ được sống trong môi trường đầy đủ về điều kiện vật chất với bạn bè cùng hoàn cảnh dư dả, lại được nhà trường hỗ trợ hết sức, học sinh có thể thiếu động lực và ý chí vượt khó. Các em có thể xem những gì mình được hưởng là đương nhiên, thậm chí ý thức sai lạc về đặc quyền của mình. Vì thế, chọn trường cho con chính là chọn một môi trường mà gia đình có thể đi cùng nhà trường trong việc giúp con phát triển nhân cách hài hòa với những tiềm năng sẵn có chứ không phải chỉ quan tâm đến việc trường đó có phải trường điểm, có phải là trường chất lượng cao, trường top đầu hay không. Ngược lại, nhiều gia đình khát khao cho con học trường quốc tế song điều kiện kinh tế lại không cho phép bởi các chương trình đào tạo quốc tế, cơ sở vật chất và tiện ích hiện đại, nên mức học phí tại trường quốc tế tương đối cao hơn so với các trường công lập thông thường. Ước tính mỗi gia đình sẽ phải bỏ ra số tiền lên đến hàng trăm triệu cho một năm học tại các trường quốc tế, đây chắc chắn là một con số không hề nhỏ và không phải gia đình nào cũng có thể chi trả.Gần 4.000 hồ sơ dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Hệ thống trường chuyên giữ hay bỏ?ọntrườnglàngquottrườngquốctếhaytrườngchuyêkq bd truc tuyen hom nay Hà Nội: Tuyển bổ sung vào 4 trường THPT chuyên Theo các chuyên gia, chọn trường cho trẻ chính là chọn một môi trường mà gia đình có thể đi cùng nhà trường trong việc giúp con phát triển nhân cách hài hòa với những tiềm năng sẵn có. Ảnh: ST Một số phụ huynh có điều kiện kinh tế muốn cho con học trường quốc tế song lại lo lắng con trẻ tiếp xúc nhiều với nền văn hoá nước ngoài dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây mà quên đi các giá trị văn hoá truyền thống.
- 最近发表
-
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Smartphone Samsung là hàng "lởm"?
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Tôi bị Trời đày
- TGĐ Kangaroo nói về quảng cáo phản cảm
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Chung cư mini: Tiền tỷ mua... bực mình
- Các hãng hàng không Việt Nam hạ mình vì sợ bay "rỗng"
- Mua máy sưởi ấm phù hợp, hiệu quả trong mùa lạnh
- Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- Vẫn ngang nhiên bán thịt thú rừng ở chùa Hương
- 随机阅读
-
- Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- BigC bán gà đồi Yên Thế giả?
- Dùng chất tẩy làm trắng bún
- Dịp tết, trái cây Trung Quốc lại tràn ngập thị trường
- Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- Buôn lậu điện thoại qua đường hàng không
- Xăng bất ngờ giảm 500 đồng/lít
- Chọn mua sữa đạt chất lượng thế nào?
- Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- Kiều nữ của ông chủ nhãn hiệu 'nóng trong người'
- Người đàn bà quyền lực công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc
- Viettel ra mắt máy bay không người lái
- Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- 10 phu nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán
- Vụ sữa dê Danlait: Chưa tìm được tiếng nói chung!
- Nữ Chủ tịch Dược Hậu Giang: Chúng tôi sợ mình bị rớt hạng!
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- Ông Trần Hùng Huy tiếp tục giữ chức chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB
- Đầu xuân trò chuyện nữ doanh nhân quyền lực sữa
- Những lưu ý người dùng ô tô không thể bỏ qua
- 搜索
-
- 友情链接
-
- “Hoa về trên phố”
- Nâng cao hiệu quả truyền thông phòng, chống đuối nước cho trẻ em
- Tạm giữ hơn 4 triệu khẩu trang, găng tay y tế có dấu hiệu vi phạm
- Quảng Bình tiếp nhận 40 tỉ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc
- Thanh Hóa sẽ tinh giản biên chế 466 người
- Đổi mới cơ chế tài chính công sẽ là khâu đột phá
- Vận động trước bầu cử giữa nhiệm kỳ: Ông Trump thắng thế
- Việt Nam – Mông Cổ: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường của nhau
- "Bầu Hiển" tiếp tục tiếp sức Hải Dương phòng chống covid
- Điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT