【bang xep hang ai cap】Không lơ là tiêm chủng để phòng dịch bệnh mùa hè

时间:2025-01-26 01:31:13 来源:Empire777

khong lo la tiem chung de phong dich benh mua he

Mùa hè nhiều dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Ảnh: DN

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm nguy cơ bùng phát

Theônglơlàtiêmchủngđểphòngdịchbệnhmùahèbang xep hang ai capo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 15.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Ngoài ra, trên địa bàn cả nước cũng ghi nhận gần 7.000 trường hợp mắc tay chân miệng, 135 trường hợp mắc sởi, 3 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu.

Riêng tại Hà Nội, ghi nhận 81 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 234 trường hợp mắc tay chân miệng, 61 trường hợp mắc sởi, 2 trường hợp mắc não mô cầu. Đây là những bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng trong những ngày hè, nhất là từ tháng 5 đến tháng 8.

Nếu như trong tháng 3/2018, trên địa bàn Hà Nội chỉ ghi nhận từ 20 đến 25 ca mắc tay chân miệng/tuần thì đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2018, số mắc tay chân miệng tăng lên từ 50 đến 70 ca/tuần.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, hằng năm ghi nhận trung bình từ 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc và từ 50 đến 100 trường hợp tử vong. Dù 4 tháng đầu năm nay không có địa phương nào ghi nhận số mắc gia tăng đột biến nhưng dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp do nhiều công trình xây dựng, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý... tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy. Bên cạnh đó, khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh phát triển mạnh…

Cũng theo ông Tấn, nắng nóng vào mùa hè còn gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa. Vì vậy, mỗi người cần tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu rõ các bệnh lý thường xảy ra thời điểm này để chủ động việc phòng ngừa...

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cảnh báo về bệnh viêm màng não mô cầu khi chỉ trong vòng 1 tuần của tháng 4/2018, cả nước đã ghi nhận 3 trường hợp mắc viêm não mô cầu, trong đó 2 trường hợp ở Hà Nội và 1 trường hợp ở Hưng Yên.

Không đợi có dịch mới tiêm phòng

Dù từ đầu năm đến nay chưa bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bài học từ vụ dịch sốt xuất huyết vào mùa hè năm ngoái tại Hà Nội vẫn khiến ngành Y tế lo ngại, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, những ngày hè nắng nóng tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ. Để phòng bệnh, các địa phương và mỗi người dân cần triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, chủ động phòng chống dịch bệnh, như diệt muỗi, bọ gậy, ngủ màn, khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng, đặc biệt lưu ý các nhà trẻ, mẫu giáo...

“Với những bệnh đã có vắc xin phòng bệnh thì người dân cần tuân thủ việc tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh phải bảo đảm việc cách ly để phòng lây cho người khác. Dùng các thuốc bác sỹ chỉ định để chữa triệu chứng. Một chế độ ăn đủ dinh dưỡng cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh”, ông Hạnh nói.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tời gian gần đây, nhờ truyền thông tốt nên người dân ngày càng hiểu rõ tác dụng của việc tiêm chủng, số người chủ động đi tiêm chủng ngày càng cao và đều đặn. Vì thế, tuy đầu hè là mùa của nhiều dịch bệnh nhưng số người đến các điểm tiêm chủng dịch vụ và trạm y tế có đông nhưng vẫn là con số tương đối ổn định, không thấy sự tăng đột biến. Lý do vì hiện nay phần lớn trẻ đến tuổi là được tiêm các mũi phòng bệnh ngay chứ không chờ đến vụ dịch mới cho đi tiêm. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm vẫn chưa thể đạt được 100%.

Cũng theo ông Cảm, hiện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đảm bảo đủ vắc xin phục vụ nhu cầu phòng bệnh của người dân trong thời gian sắp tới. Kể cả các vắc xin đang có nhu cầu nhiều như: Viêm não mô cầu, dại… cũng luôn có đủ, người dân không phải lo thiếu vắc xin.

“Người dân cũng cần tích cực, chủ động cho trẻ đi tiêm chủng khi đến tuổi, không nên chờ đến khi có dịch mới cho đi tiêm sẽ không đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh. Bên cạnh đó, nếu để đến vụ dịch mới đổ xô đi tiêm sẽ dẫn đến cầu nhiều hơn cung, vắc xin không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân dẫn đến tình trạng thiếu vắc xin”, ông Cảm khuyến cáo.

推荐内容