您的当前位置:首页 > World Cup > 【đá banh hôm qua】WB và IMF hỗ trợ đào tạo quản lý nợ bền vững cho Việt Nam 正文

【đá banh hôm qua】WB và IMF hỗ trợ đào tạo quản lý nợ bền vững cho Việt Nam

时间:2025-01-25 16:51:37 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Toàn cảnh chương trình khai mạc khóa đào tạo quản lý nợ bền vững diễn ra vào chiều ngày 24/2/2020. Ả đá banh hôm qua

quản lý nợ bền vững

Toàn cảnh chương trình khai mạc khóa đào tạo quản lý nợ bền vững diễn ra vào chiều ngày 24/2/2020. Ảnh: Đức Minh

Từ ngày 24 đến 28/2/2020,àIMFhỗtrợđàotạoquảnlýnợbềnvữngchoViệđá banh hôm qua tại trụ sở Bộ Tài chính, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) phối hợp với WB và IMF tổ chức khóa đào tạo "Quản lý nợ bền vững cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường”, nhằm tăng cường năng lực xây dựng các báo cáo chiến lược cho Bộ Tài chính và các bên liên quan.

Ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, 2020 là năm đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam khi bắt đầu xây dựng chiến lược, kế hoạch mang tính định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Theo đó, Bộ Tài chính được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, bộ ngành và địa phương lập “Chiến lược quản lý nợ công 10 năm” và “Kế hoạch vay trả nợ công 5 năm”, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Cũng theo ông Võ Hữu Hiển, theo quy định của Việt Nam, trước ngày 30/6, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ban ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét; trong đó bao gồm: tham mưu về mức trần và ngưỡng an toàn cho các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ so với GDP và chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước.

Hiện nay, phân tích DSA là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. DSA cũng là công cụ quan trọng để xây dựng các chỉ tiêu giám sát nợ phục vụ kế hoạch, chương trình, chiến lược quản lý nợ. Việc xây dựng các báo cáo này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị có liên quan ngoài và trong Bộ Tài chính.

Tuy nhiên từ trước đến nay, DSA mới do các chuyên gia IMF thực hiện đánh giá trong khuôn khổ đoàn công tác Điều khoản IV mà chưa có sự tham gia trực tiếp của Bộ Tài chính cũng như các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc nghiên cứu, vận hành mô hình này. Do đó, ông Hiển nhấn mạnh khóa đào tạo này diễn ra tại thời điểm rất kịp thời và có ý nghĩa quan trọng để góp phần triển khai các hoạt động tăng cường năng lực cũng như xây dựng các báo cáo chiến lược không chỉ cho Bộ Tài chính mà còn cho các cơ quan có liên quan.

Ông Hiển cũng mong muốn, qua trao đổi và thảo luận với chuyên gia WB và IMF, các đại biểu sẽ rút ra những bài học thực tiễn cũng như hàm ý chính sách cho các cơ quan của Việt Nam trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện cũng như giám sát triển khai các kế hoạch vay, trả nợ công trung hạn để đảm bảo nợ bền vững.

Tại khóa đào tạo, trong bài trình bày "tổng quan về khuôn khổ và phương pháp phân tích bền vững nợ cho các quốc gia có khả năng vay vốn trên thị trường" - ông Charis Christofides - Chuyên gia kinh tế cao cấp của IMF cho biết, một quốc gia được đánh giá “nợ bền vững” - theo chiến lược chính sách hiện hành, Chính phủ có thể trả nợ mà không cần đàm phán lại hoặc mất khả năng trả nợ cũng như không phải thực hiện những điều chỉnh chính sách lớn bất hợp lý. Bên cạnh đó, một chính sách tài khóa bền vững là khi tỷ lệ nợ trên GDP không tăng mà ổn định hoặc giảm ở mức không quá cao.

Ông Charis khuyến cáo: "Thị trường có thể sẽ mất lòng tin vào khả năng trả nợ của Chính phủ. Theo đó, lãi suất có khả năng tăng cả cho khu vực công và tư nhân, điều này sẽ bóp nghẹt các hoạt động trong nền kinh tế, kéo theo áp lực tăng lạm phát và khi Chính phủ phải quyết định in tiền làm phương thức đảm bảo tài chính thay thế, khủng hoảng tài khóa có thể sẽ diễn ra và mọi thứ trở nên khó tiên lượng”./.

Đức Minh