【lich thi đấu bóng đá c1】Vị phi tần nào hai lần buông rèm nhiếp chính triều đại nhà Lý?

  发布时间:2025-01-25 19:40:53   作者:玩站小弟   我要评论
(VTC News) - Từ một thôn nữ, người này trở thành phi tần quyền lực nhất sử Việt khi hai lần buông rè lich thi đấu bóng đá c1。
(VTC News) -

Từ một thôn nữ,ịphitầnnàohailầnbuôngrèmnhiếpchínhtriềuđạinhàLýlich thi đấu bóng đá c1 người này trở thành phi tần quyền lực nhất sử Việt khi hai lần buông rèm nhiếp chính, toàn quyền quyết định mọi việc trong triều.

Bà chính là Nguyên phi Ỷ Lan, tên thật là Lê Khiết Nương. Bà là vợ thứ của vua Lý Thánh Tông và là mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông.

Theo truyền thuyết, Nguyên phi Ỷ Lan sinh năm 1044 tại hương Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Cha bà làm chức quan nhỏ ở kinh thành Thăng Long, mẹ là người làm ruộng. Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc bà được vào cung làm vợ vua như sau:

"Tục truyền rằng, vua Lý Thánh Tông cúng khấn cầu tự nhiều nơi mà chưa thấy hiệu nghiệm, nên mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu rồi phong làm Ỷ Lan phu nhân.

Sau khi vào cung, Ỷ Lan có thai rồi sinh được con trai là Lý Càn Đức. Nhà vua mừng rỡ phong Ỷ Lan làm Thần phi. Ít năm sau, bà lại sinh thêm một người con trai nữa thì được phong làm Nguyên phi, là người đứng đầu hoàng phi trong cung, chỉ dưới Thượng Dương hoàng hậu".

Tượng đài hoàng thái hậu Ỷ Lan được đúc bằng đồng nguyên chất tại chùa Linh Nhân Linh Phúc Tự (Gia Lâm, Hà Nội).

Tượng đài hoàng thái hậu Ỷ Lan được đúc bằng đồng nguyên chất tại chùa Linh Nhân Linh Phúc Tự (Gia Lâm, Hà Nội).

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Trước khi đi, nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Nguyên phi Ỷ Lan.

Ra trận, vua đánh mãi không thắng, bèn đem quân về. Khi đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm.

Nghe vậy, nhà vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Nói rồi vua bèn quay trở lại chiến trường đánh cho kỳ thắng mới về. Với quyết tâm cao, quân đội của vua lần này đã chiến thắng quân giặc, bắt được vua Chiêm cùng 5 vạn tù binh.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức lên nối ngôi, lấy tên hiệu là Lý Nhân Tông, tôn mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Lúc đó vua mới bảy tuổi, hoàng thái hậu thay con nhiếp chính. 

Có thể nói, những những đóng góp của Nguyên phi Ỷ Lan hoàng triều Lý, nhất là về phật giáo và tài năng trị nước đều được các sử gia đương thời khen ngợi và tán dương. Song vụ án Thượng Dương cung đã để lại tỳ vết khó mờ trong sự nghiệp của bà.

Chuyện kể rằng, bấy giờ Thượng Dương hoàng hậu không có con bèn ngầm bàn với cung tần trong nội điện bắt trộm thái tử Càn Đức về làm con mình, rồi vu cho Nguyên phi Ỷ Lan sinh ra cầm thú.

Đến khi thái tử khôn lớn chỉ biết hoàng hậu họ Dương là mẹ mình. Mãi sau này, khi vua cha mất, thái tử lên ngôi vua mới biết Nguyên phi Ỷ Lan mới chính là mẹ ruột. Vua ôm mẹ khóc, rồi phong cho bà là Á Quốc phu nhân, một lòng tôn kính.

Sau đó, nhà vua cùng mẹ vì oán giận hoàng hậu đã lập mưu gian, hạ lệnh giết 72 cung nữ can dự vào việc này, rồi đem chôn họ ở lăng vua Thánh Tông. Dương hoàng hậu do biết trước nên đã chạy trốn. 

Tuy nhiên về sau, hối hận trước việc đã làm, Nguyên phi Ỷ Lan cho xây 72 ngôi chùa và tháp Báo Thiên cao 182 trượng, hàng năm đích thân bà làm lễ giải oan cho họ.

Năm 1117, Nguyên phi Ỷ Lan mất, được vua Nhân Tông dâng thụy hiệu là Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa Linh Nhân Linh Phúc Tự.

Kim Nhã

相关文章

最新评论