【kq bóng đá u23】Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch

Giải bài toán “khát” nguồn nhân lực bán dẫn, vi mạch
Thiết kế vi mạch, bán dẫn là ngành học đang được nhiều trường ĐH quan tâm đào tạo. Ảnh: ĐH Đà Nẵng.

Theo các chuyên gia, số lượng doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đang mở rộng hoạt động và thành lập cơ sở, trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt là tại TPHCM. Điều này đánh dấu bước đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành thiết kế vi mạch trong tương lai gần. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn lại có mức độ thấp hơn so với nhu cầu sử dụng.

Để giải bài toán khó này, năm 2024, nhiều trường ĐH mở ngành thiết kế vi mạch nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị bán dẫn sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Đơn cử, theo công bố tuyển sinh từ 3 trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM là Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Trường ĐH Khoa học tự nhiên thì ba trường này cũng được phê duyệt mở nhóm ngành Công nghệ vi mạch.

ĐH Quốc gia TPHCM hiện đào tạo khoảng 6.000 sinh viên các nhóm ngành liên quan trực tiếp, gián tiếp đến công nghệ vi mạch và bán dẫn. Trong giai đoạn 2023-2030, ĐH Quốc gia TPHCM đặt mục tiêu đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nền công nghệ vi mạch Việt Nam và thế giới. Từ nay đến năm 2027, ĐH Quốc gia TPHCM dự tính sẽ tuyển sinh, đào tạo khoảng 1.000 nhân lực chuyên về công nghệ vi mạch và bán dẫn.

Tương tự, ĐH Bách khoa Hà Nội hiện có 2 chuyên ngành đào tạo trực tiếp và 7 ngành đào tạo gần về thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử, hỗ trợ ứng dụng chip bán dẫn với tổng số hơn 3.300 sinh viên. Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội mỗi năm đào tạo 1.500 sinh viên có liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghiệp bán dẫn và dự kiến sẽ tăng số lượng đào tạo lên gấp đôi. Ngoài kỹ sư, cử nhân, các trường sẽ đào tạo cả sinh viên đã học những ngành liên quan trong vòng 6 tháng đến 1 năm để kịp thời bổ sung nhân lực cho ngành này, chú trọng đào tạo thêm các chuyên gia phát minh sáng chế.

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng cho biết công bố mở Chương trình đào tạo Vi điện tử - Thiết kế vi mạch, thuộc Khoa Điện tử - Viễn thông với 60 chỉ tiêu. Để phục vụ cho việc đào tạo này, ngoài chuẩn bị nhân lực, trường cũng tăng cường trang bị cơ sở vật chất với phòng thí nghiệm thiết kế vi mạch cùng các phần mềm chuyên dụng đồng thời nâng cấp các phòng thí nghiệm điện tử. Trường cũng vừa đưa vào sử dụng một phòng máy tính phục vụ đào tạo lĩnh vực ii điện tử - thiết kế vi mạch.

Cũng mở ngành mới trong năm nay, 3 trường thành viên của ĐH Đà Nẵng gồm Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn cũng chính thức tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch bán dẫn với tổng 200 chỉ tiêu.

Ngoài ra, hiện có rất nhiều trường ĐH tư thục cũng bắt đầu tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch trong năm nay. Đơn cử như Trường Đại học Phenikaa dự kiến tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông (thiết kế vi mạch - bán dẫn) với 50 chỉ tiêu.

Song theo các chuyên gia, đào tạo nhân lực công nghệ vi mạch cần chất lượng hơn số lượng. Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) Mai Thanh Phong, trong 4 khâu của chuỗi cung ứng (thiết kế vi mạch, sản xuất vi mạch, đóng gói và kiểm tra vi mạch, chế tạo thiết bị), có thể thấy Việt Nam chỉ có thể tham gia vào khâu thiết kế chip trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn toàn cầu. Đây là khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng cao cho vi mạch.

Nhiều tập đoàn thiết kế vi mạch trên thế giới đang chuyển hướng đến Việt Nam và tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng lớn, do đó Việt Nam phải phát triển công nghệ vi mạch bằng chính nội lực để làm tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử trong nước. Và muốn phát triển công nghệ vi mạc đầu tiên là phải đào tạo nhân lực, nhưng không thể chạy theo số lượng mà phải chú trọng đến chất lượng.

Điều này cho thấy, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, cần giải quyết nhiều thách thức. Để giải bài toán khó này, hiện nay ĐH Quốc gia TPHCM đang xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư tiên tiến ngành công nghệ vi mạch. Mục tiêu đề ra đến năm 2027 là đào tạo khoảng 1.000 kỹ sư công nghệ vi mạch. Cùng với đó, ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất các hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ cũng như địa phương và liên kết với các tổ chức quốc tế, thu hút và mời gọi các chuyên gia quốc tế về giảng dạy.

PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, mới đây ĐH Quốc gia TPHCM đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Công nghệ Synopsys (Hoa Kỳ), ĐH Deakin (Australia) và nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ, tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực thiết kế vi mạch.

Nhà cái uy tín
上一篇:Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
下一篇:Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh