Empire777Empire777

【kết quả atlante】Thực hiện nhiệm vụ tài chính

Năm 2013,ựchiệnnhiệmvụtàichíkết quả atlante nhiệm vụ tài chính-ngân sách Nhà nước (NSNN) được triển khai thực hiện có kết quả và khá toàn diện, tạo đà cho năm bản lề 2014.

Năm 2013, nhiệm vụ tài chính-ngân sách Nhà nước (NSNN) được triển khai thực hiện có kết quả và khá toàn diện trong bối cảnh kinh tế bước đầu có chuyển biến tích cực, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tạo đà cho năm bản lề 2014.

Có một số thành công mang tính dấu ấn đáng ghi nhận trong năm qua. Trước hết là công tác điều hành của chúng ta đã tham gia gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Trước những khó khăn của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, chính sách tài chính tiếp tục đóng vai trò quan trọng và được cụ thể hóa trong các Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TNDN, Luật Thuế GTGT và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ với trọng tâm là ưu đãi nhiều hơn cho doanh nghiệp và tiếp tục cho phép miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu ngân sách. Các giải pháp ưu đãi thuế này đã nhận được sự đồng thuận tích cực từ cộng đồng các doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn. Ước cả năm, đã xử lý miễn, giảm, giãn thời hạn nộp khoảng 16.600 tỷ đồng tiền thuế và thu ngân sách.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan tiếp tục được đẩy mạnh, giảm thời gian kê khai và nộp thuế cho các doanh nghiệp. Việc phối hợp thu ngân sách qua các ngân hàng thương mại đã tạo thêm thuận lợi cho người nộp thuế.

Thứ hai là, tập trung điều hành thu ngân sách quyết liệt, chủ động; quản lý chi tiêu hết sức chặt chẽ và tiết kiệm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Về thu NSNN, đã tranh thủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của cấp uỷ và chính quyền địa phương để tăng cường công tác quản lý thu, thực hiện đồng bộ các giải pháp chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế và kiểm tra, kiểm soát công tác hoàn thuế GTGT. Đồng thời, thực hiện thu vào NSNN các khoản đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội như: cổ tức DNNN và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; thu NSNN 75% tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia từ liên doanh Vietsovpetro và các hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, tiền đọc, sử dụng tài liệu dầu khí phát sinh năm 2013...

Về chi NSNN, đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp, cắt giảm tối đa các khoản chi thường xuyên, tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của 7 tháng cuối năm 2013 và thu hồi các khoản kinh phí phân chậm hoặc không đúng quy định. Các cấp ngân sách trong quá trình điều hành phải dành tối thiểu 50% nguồn dự phòng ngân sách cấp mình để đảm bảo cân đối ngân sách; chỉ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ thu, hoặc đảm bảo được cân đối ngân sách mới được sử dụng nguồn dự phòng này cho các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh. Cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chi tiêu chặt chẽ, đúng mục đích và đối tượng.

Bằng các giải pháp quyết liệt nêu trên, đến ngày 31/12/2013 tổng thu NSNN (bao gồm cả các khoản ghi thu NSNN) thực hiện đạt 100,4% dự toán, tăng 3,6% so với báo cáo Quốc hội, phần lớn các địa phương, kể cả các địa phương trọng điểm thu, ước thu đạt và vượt dự toán. Nhờ vậy, trong điều hành đã đáp ứng các nhiệm vụ chi NSNN quan trọng, đồng thời dành nguồn để xử lý các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh như khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, bảo đảm an sinh xã hội, thanh toán nợ khối lượng đầu tư XDCB, điều hành bội chi NSNN thấp hơn mức Quốc hội cho phép điều chỉnh (5,3% GDP).

Thứ ba là, tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, góp phần hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công... phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý giá, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm. Đặc biệt, đã tăng cường công khai, minh bạch hóa chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công, chủ động cung cấp thông tin để tuyên truyền về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội. Các giải pháp này đã góp phần kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm ở mức 6,04%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Thứ tư là, đảm bảo thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi trọng tâm về quốc phòng, an ninh... Trong điều kiện thu khó khăn, NSNN vẫn luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã bố trí dự toán NSNN năm 2013; thực hiện chính sách tăng lương cơ sở theo đúng kế hoạch đề ra và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Bên cạnh đó, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp gần 60 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ năm là, tích cực thực hiện các nhiệm vụ để thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bên cạnh việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách để từng bước tăng cường công tác quản lý đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ; việc triển khai các đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm, tái cơ cấu DNNN cũng được tích cực thực hiện.

Trong năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định. Giá trị giao dịch cổ phiếu tăng hơn 30% so với năm 2012; chỉ số VN-Index tăng trên 22%, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 nước trên thế giới có mức hồi phục mạnh; giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 31%GDP. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tăng 9,1% so với năm 2012; đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm ước tăng 17,6%; tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng 12.8% và tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng 15.1%. Việc triển khai các đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã đạt kết quả bước đầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Về tái cơ cấu DNNN, trong năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 5 Nghị định về quản lý tài chính các DNNN, bổ sung các biện pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đầu tư ra ngoài ngành... nhằm tăng cường quản lý và xử lý nợ xấu, ngăn ngừa và khắc phục đầu tư sở hữu chéo. Đồng thời, đôn đốc thực hiện theo tiến độ các đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tính đến tháng 12/2013, đã có 68 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án tái cơ cấu.

Nhìn lại một cách tổng thể, trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, công tác tài chính-NSNN năm 2013 về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Năm 2014 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, tuy được dự báo là có nhiều yếu tố tích cực hơn so với năm 2013, nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn lớn. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính-NSNN năm 2014, ổn định nền tài chính quốc gia, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ngành Tài chính đã xác định cần chú trọng triển khai thực hiện tốt 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp về tài chính-NSNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh doanh, phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách. Trong đó, tổ chức thực hiện tốt các luật về thuế đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung trong thời gian gần đây; tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số đối tượng; rà soát, điều chỉnh một số cơ chế chính sách liên quan đến thu tiền sử dụng đất, thu phạt chậm nộp... đối với những trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn bất khả kháng, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất-kinh doanh; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là thủ tục về thuế và hải quan, để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp...

Thứ hai, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về điều hành NSNN, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi; không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu và tăng chi, ảnh hưởng đến cân đối NSNN; điều hành bội chi NSNN năm 2014 trong phạm vi Quốc hội quyết định. Trong đó: (i) tập trung làm tốt hơn công tác quản lý và điều hành thu, đẩy mạnh công tác chống thất thu, chống buôn lậu và xử lý nợ đọng thuế, quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế; (ii) tăng cường quản lý chi NSNN, bảo đảm chặt chẽ, thiết thực và hiệu quả; kiên quyết cắt giảm, lùi thời hạn thực hiện đối với các nhiệm vụ chi chưa thật cần thiết; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua sắm trang thiết bị, tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công; chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, đi công tác trong và ngoài nước, các chi phí khác...; không mua xe công, trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, quản lý nợ công đảm bảo đúng cam kết trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường các biện pháp vận động tài trợ và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA; đẩy mạnh thu hút và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay...

Thứ tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; trọng tâm là các thủ tục hành chính về thuế, hải quan; đẩy mạnh áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Trong điều kiện khó khăn, thách thức còn nhiều, nhiệm vụ của năm 2014 là rất nặng nề, nhưng với quyết tâm cao, đoàn kết, đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và toàn ngành Tài chính dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính-NSNN năm 2014 đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó./.

Đinh Tiến Dũng - UVBCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Tài chính

赞(72)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kết quả atlante】Thực hiện nhiệm vụ tài chính