【ty le keo bong da anh】IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu khi đại dịch vẫn còn phức tạp
Do ảnh hưởng của dịch,ạtriểnvọngtăngtrưởngtoàncầukhiđạidịchvẫncònphứctạty le keo bong da anh nền kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức trong tiến trình phục hồi. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+
Theo bà Kristalina Georgieva, trở ngại lớn nhất đối với tiến trình phục hồi hoàn toàn của thế giới là vấn đề chia sẻ vaccine giữa các quốc gia giàu và nghèo, cùng lúc bà cũng cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải chịu mức tổn thất tích lũy lên đến 5,3 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm tới nếu đại dịch không kết thúc.
Trong cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra vào tuần tới, Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva sẽ kêu gọi các nước giàu thực hiện ngay cam kết chia sẻ kho dự trữ vaccine với các nước đang phát triển.
Bà cho biết: “Chúng ta phải đối mặt với tiến trình phục hồi toàn cầu còn nhiều khó khăn bởi đại dịch và tác động của nó. Chúng ta không thể tiến về trước một cách đúng đắn – nó giống như việc chúng ta đang đi trên đôi giày có nhiều sỏi đá ở phía trong”.
Được biết hồi tháng 7 vừa qua, IMF dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2021, song bà Georgieva cho rằng dự đoán này sẽ bị cắt giảm bớt và thông tin này sẽ được công bố trong Triển vọng Kinh tế thế giới vào tuần tới.
Sau một mùa hè bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát gia tăng, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết động lực ở Mỹ và Trung Quốc – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – đang chậm lại.
Mặc dù triển vọng kinh tế vẫn sẽ dự đoán sự phục hồi mạnh mẽ so với mức sụt giảm trong sản lượng toàn cầu ghi nhận vào năm 2020, Tổng Giám đốc Kristalina Georgieva nhận định “nguy cơ và trở ngại để đạt được một sự phục hồi toàn cầu cân bằng sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn: Như những viên sỏi trong giày sẽ khiến chúng ta đau đớn hơn".
Được biết, các nền kinh tế thu nhập thấp đã và đang chịu ảnh hưởng tổng hợp bởi cả khả năng tiếp cận với vaccine hạn chế và sự “thiếu hỏa lực chính sách” được triển khai bởi các nước giàu để đối phó với ảnh hưởng kinh tế gây nên bởi đại dịch.
Đến nay, sự phân hóa về vận may kinh tế ngày càng trở nên “dai dẳng”, trong khi sản lượng ở các nền kinh tế tiên tiến được dự báo sẽ quay trở lại mức tiền đại dịch vào năm 2022, các quốc gia mới nổi và đang phát triển sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể đạt được phục hồi.
“Chúng ta vẫn có thể đạt được mục tiêu đưa ra bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng cho đến cuối năm nay sẽ hoàn thành tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số ở mọi quốc gia và tỷ lệ này sẽ tăng lên 70% vào nửa đầu năm 2022. Song chúng ta cần có một cú hích lớn. Chúng ta cần phải tăng cường cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển. Các quốc gia giàu có hơn phải triển khai cam kết của mình ngay lập tức và cùng với nhau, chúng ta phải tăng cường sản xuất và phân phối vaccine, cùng với đó là loại bỏ những hạn chế thương mại đang tồn tại đối với vật tư y tế”, bà Kristalina Georgieva nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cũng theo vị Tổng giám đốc IMF, ngoài vaccine, các nước cũng phải thu hẹp khoảng cách 20 tỷ USD trong viện trợ tài chính cho việc xét nghiệm, truy vết và điều trị bệnh. Bằng không, phần lớn thế giới vẫn sẽ tiếp tục chịu cảnh chưa được tiêm vaccine và thảm kịch nhân loại vẫn sẽ tiếp diễn. Điều này sẽ cản trở phục hồi.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra trong 1 tháng tới, bà Kristalina Georgieva cho rằng mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Bà cũng kêu gọi định giá mạnh mẽ Carbon, đầu tư xanh nhiều hơn và tăng cường hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất.
Một quá trình chuyển đổi xanh có thể hỗ trợ nâng GDP toàn cầu lên 2% và tạo ra 30 triệu việc làm mới, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhấn mạnh.
Đan Lê(Lược dịch từ The Guardian)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/418c298991.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。