您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【thứ hạng của al rayyan】Sở hữu trí tuệ trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Cúp C175人已围观

简介Các nước phát triển luôn kêu gọi các nước đang phát triển tă ...

Các nước phát triển luôn kêu gọi các nước đang phát triển tăng cường quyền SHTT,ởhữutrítuệtrongthuhútđầutưtrựctiếpnướcngoàivàoViệthứ hạng của al rayyan thiết lập những chuẩn mực quốc tế mới để bảo vệ lợi ích kinh tế, bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của họ. Các nước đang phát triển có thể sử dụng quyền SHTT ở tầm chiến lược để tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ (CGCN) và thu hút FDI. Bài viết làm rõ hơn vấn đề SHTT trong thương mại quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng, qua đó đề xuất một số kiến nghị ở góc độ SHTT nhằm thúc đẩy bền vững FDI vào Việt Nam.

SHTT trong thương mại quốc tế

SHTT là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Bảo hộ quyền SHTT tạo cơ sở pháp lý cho chủ thể quyền trong việc sử dụng, khai thác, mua bán các đối tượng quyền SHTT đã được bảo hộ; tạo lợi thế cạnh tranh cho các chủ thể quyền, khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy bản thân chủ thể quyền, các cá nhân, tổ chức liên quan trong xã hội không ngừng sáng tạo ra các tài sản trí tuệ (TSTT) mới để được bảo hộ độc quyền, qua đó thúc đẩy tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, ngành công nghiệp mới có triển vọng về lợi ích kinh tế.

Quyền SHTT thúc đẩy các hoạt động thương mại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa, dịch vụ với mẫu mã, chất lượng ngày càng cao, thúc đẩy ĐMST nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tính năng, sự hấp dẫn của hàng hóa. Các nước có thể sử dụng độc quyền SHTT ở tầm chiến lược để phát huy lợi thế kinh doanh thông qua việc tạo điều kiện cho CGCN và thu hút FDI; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu; xúc tác cho công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tích lũy TSTT và “thương mại hóa” các tài sản này.

Sự hình thành một cách có chủ đích giữa pháp luật về thương mại và chính sách SHTT khi một số nước đi trước (thường là các nước phát triển) bắt đầu sử dụng biện pháp thương mại để kiềm chế việc xâm phạm quyền SHTT ở nước ngoài. Đây là yếu tố quan trọng dẫn tới việc quyền SHTT được đưa vào một trong các nội dung quan trọng thuộc khuôn khổ đàm phán thương mại đa phương hoặc song phương.

Các nước đi trước muốn thiết lập các chuẩn mực mang tính toàn cầu về bảo hộ SHTT, có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các nước phát triển và đang phát triển, bao gồm thực thi và biện pháp biên giới. Đối với các nước phát triển, bảo hộ chặt chẽ quyền SHTT nhằm thực hiện mục tiêu: i) khuyến khích phát triển công nghệ và cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ vốn đầu tư cho các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (SHCN); ii) gây sức ép lên các nước khác trong hội nhập kinh tế, hạn chế các xâm phạm quyền SHCN tại các nước khác, nhất là các nước đang phát triển. Các nước phát triển luôn kêu gọi các nước đang phát triển xây dựng cơ chế bảo hộ SHTT mạnh để đảm bảo lợi ích của mình.

Ngày nay, vấn đề SHTT ngày càng được các nước phát triển coi là công cụ toàn diện thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế và bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh. Do đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới hướng tới tăng cường quyền SHTT, thiết lập những chuẩn mực quốc tế mới, cao hơn các chuẩn mực quốc tế hiện nay. Các nước phát triển nỗ lực đưa ra nguyên tắc đàm phán bảo hộ mạnh mẽ hơn tại Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nỗ lực này phản ánh việc nhiều người tham gia đàm phán tin tưởng rằng quyền SHTT mạnh nói chung là tốt cho lợi ích kinh tế của họ. Liên minh châu Âu, Mỹ, và các nước phát triển khác đều có lợi về mặt kinh tế từ các quyền SHTT. Do đó, nếu không đàm phán mạnh mẽ hơn tại WIPO hoặc WTO, thì họ sẽ tăng cường đàm phán tại các FTA.

Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế đồng nghĩa với hội nhập về SHTT. Đó là quá trình tham gia, ký kết và tuân thủ chặt chẽ các điều ước quốc tế song phương và đa phương về SHTT; tham gia đầy đủ và tích cực vào các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về SHTT; phù hợp với chiến lược hội nhập chung của quốc gia và quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu. Đó cũng là quá trình chấp hành, thực hiện các cam kết quốc tế, các nguyên tắc chung về SHTT theo các hiệp định song phương và đa phương mà nước đó là thành viên.

Để thực hiện các cam kết này, cần có những điều chỉnh luật pháp trong nước, xây dựng các luật lệ mang tính phù hợp, cân bằng theo các chuẩn mực chung mang tính toàn cầu, trong đó tổng quát nhất là tính đầy đủ và hiệu quả nhằm sử dụng SHTT như một công cụ đắc lực để phát triển KT-XH: thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích hoạt động khoa học, công nghệ và ĐMST. Các nước đang phát triển tuân thủ các vấn đề SHTT được nêu trong các FTA đã ký kết, xây dựng chuẩn mực SHTT mới, bảo hộ quyền SHTT cao thì được coi là nơi có môi trường thu hút FDI và CGCN. Ngược lại, nếu các nước không cập nhật đầy đủ các chuẩn mực SHTT mới, bảo hộ quyền SHTT yếu thì được coi là nơi không bảo đảm môi trường đầu tư, theo đó không thu hút FDI.

 Vai trò của quyền SHTT trong thu hút FDI.

Tags:

相关文章