当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định trước trận đấu】Hà Nội không ‘đành lòng’ khi thấy người dân Thủ đô mất nước

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng cơ chế đặc thù triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn khẩn cấp nước sạch sông Đà từ quốc lộ 21 đến đường Vành đai 3.

Đường ống nước sông Đà nhiều lần đã bị vỡ

Đường ống nước sông Đà nhiều lần đã bị vỡ. Ảnh Bá Đô (Vnexpress)

TheàNộikhôngđànhlòngkhithấyngườidânThủđômấtnướnhận định trước trận đấuo trình bày của Hà Nội, hiện Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex đang chuẩn bị triển khai xây dựng tuyến ống truyền dẫn số 2 để đáp ứng nhu cầu theo quy hoạch đến năm 2020 là 600.000m3 ngày đêm, đồng thời để hỗ trợ tuyến truyền dẫn số 1.

Tuy nhiên, đến nay công trình chưa khởi công và chưa thể khẳng định được thời gian hoàn thành. Để chủ động, kịp thời đảm bảo an ninh nguồn nước thời gian tới, thành phố dự kiến xây dựng cấp bách tuyến đường ống truyền dẫn từ quốc lộ 21 về đường Vành đai 3 với công suất khoảng 60.000 đến 70.000 m3 ngày đêm để ứng cứu cho tuyến số 1 hiện có.

Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải khẩn cấp khoảng 864 tỷ đồng, vay từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố. Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng đã có ý kiến thống nhất chủ trương với đề xuất triển khai xây dựng tuyến đường ống truyền dẫn cấp bách của thành phố.

Do dự án có tính chất quan trọng và cấp bách, UBND TP Hà Nội báo cáo, trình Thủ tướng quyết định cho phép đầu tư xây dựng khẩn cấp tuyến đường ống truyền dẫn từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3 và được thực hiện theo cơ chế đầu tư xây dựng đặc thù.

Trước đó vào tháng 9/2014, khi đường dẫn nước sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư vỡ lần thứ 9 gây bức xúc dư luận, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 cán bộ thuộc Cty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex, Ban quản lý dự án (QLDA) cấp nước sông Đà, cùng một số đơn vị liên quan về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hà Nội bị mất nước

Người dân thủ đô khốn khổ trăm bề vì thiếu nước sạch những ngày qua.

Dư luận rất đồng tình khi đưa vụ án ra khởi tố, song cũng đặt ra nhiều câu hỏi vì sao một doanh nghiệp năng lực yếu kém như vậy mà thành phố vẫn tiếp tục cho làm chủ đầu tư giai đoạn 2 dự án cấp nước sông Đà cho Thủ đô?  Dư luận và nhân dân quan tâm là chính đáng, song vấn đề cần phải nhìn nhận khách quan ở chỗ: Án tại hồ sơ, ai sai phải chịu trách nhiệm, còn việc thi công vẫn phải tiến hành để đáp ứng việc cung cấp nước sạch cho TP vốn rất cấp thiết như hiện nay.

Ngay sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, đại diện TP đã có cuộc gặp gỡ báo giới để làm rõ những vấn đề mà dư luận và người dân quan tâm, Phó chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Thịnh cho hay: Sở dĩ thành phố vẫn chọn Tổng công ty Vinaconex tiếp tục là chủ đầu tư dự án đường ống mới vì đã xem xét rất kỹ theo đề nghị của Bộ Xây dựng, ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là Tổng công ty Vinaconex đã cam kết về chất lượng, vật liệu, tiến độ, nguồn vốn đầu tư…

Đặc biệt, theo ông Thịnh, điều hết sức quan trọng dư luận và người dân cần hiểu cho TP là tuyến đường ống cấp nước hay nhà máy nước sông Đà là do doanh nghiệp đầu tư. Tiền của doanh nghiệp chứ không phải của ngân sách.

Khi PV nêu quan điểm về việc tại sao một nhà thầu thiếu năng lực như Tổng công ty Vinaconex bị vỡ đường ống dẫn nước liên tục để bị cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành khởi tố, UBNDTP vẫn chọn Vinaconex thi công giai đoạn 2, chuyên gia tài chính, Chủ tịch Cty BRIC Nguyễn Tiến Thọ cho rằng: Về lý thuyết, một đơn vị nhận trọng trách thi công một dự án quan trọng là cung cấp nước cho TP có đến 9 lần bị vỡ đường ống, lại bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án mà TP lại vẫn tiếp tục cho thi công nghe rất vô lý. Song nhìn nhận sâu vấn đề thì rất có lý.

Bởi vì, thứ nhất dự án này do Vinaconex làm chủ đầu tư chứ không phải bằng tiền ngân sách. Thế nên, theo chuyên môn TP không thể mang ra đấu thầu thay vì chỉ có thể mời thầu mà thôi. Thứ hai, việc Vinaconex tiếp tục triển khai giai đoạn 2 là nằm trong lộ trình đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Xây dựng chấp thuận nên TP căn cứ vào các quy hoạch, quy định trên để triển khai. Điều quan trọng, xét trên góc độ quản lý, trên thực tế ngoài Vinaconex hiện chưa có đơn vị nào có kinh nghiệm thi công dự án dẫn nước sông về để xử lý thành nước sạch cho dân sinh. Thế nên, dù có xảy ra sự cố kỹ thuật vỡ đường ống nước, xét cho cùng Vinaconex cũng là đơn vị có kinh nghiệm.

Đặt trong bối cảnh, khi nhu cầu nước sinh hoạt đang trở nên cấp bách, nếu TP lại đứng ra mời thầu các công ty khác vào triển khai thì chỉ cần khâu chuẩn bị, phê duyệt dự án phải mất cả vài năm trời, trong khi đó Vinaconex đã có trong tay tất cả: tài chính, cơ chế, sự đồng thuận và họ hứa sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất. “Vấn đề ở chỗ, lần này UBNDTP đã trao “bi vong lục” cho Vinaconex về những cam kết liên quan đến chất lượng, tiến độ nếu không sẽ bị xử lý theo pháp luật. Và được biết, lãnh đạo Vinaconex đã ký cam kết. Đây chính là những điều kiện cần để UBNDTP Hà Nội tiếp tục để Vinaconex thi công điều này chẳng có gì mâu thuẫn” ông Thọ nói.

Trong một diễn biến khác có liên quan, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vào tháng 5/2015, ông Thân Thế Hà - Phó Tổng Giám đốc Vinaconex - cho biết, tháng 6/2015 đơn vị này sẽ trình hồ sơ thiết kế tuyến đường dẫn ống nước sạch sông Đà số 2 về Hà Nội lên Bộ Xây dựng. Sau khi Bộ Xây dựng thẩm định xong (dự kiến khoảng gần 1 tháng), đến đầu tháng 8 sẽ khởi công và sẽ hoàn thành tuyến đường ống này vào giữa năm 2016.

Chi phí đầu tư dự án cấp nước sạch sông Đà giai đoạn II, nâng công suất của hệ thống từ 300.000m3 ngày đêm lên 600.000m3, vào khoảng 4.850 tỷ đồng. Trong đó, Vinaconex ưu tiên nguồn vốn đầu tư tuyến đường truyền dẫn số 2 bằng gang dẻo với tổng số tiền khoảng 1.200 tỷ đồng.

Hoàng Nguyên

分享到: