当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỷ số các trận đấu ngoại hạng anh】Làm giàu nhờ huê lợi từ rừng

【tỷ số các trận đấu ngoại hạng anh】Làm giàu nhờ huê lợi từ rừng

2025-01-10 21:02:41 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Khánh An là xã cửa ngõ của huyện U Minh với đà phát triển mạnh mẽ. Ðây là địa bàn có bức tranh kinh tế phong phú với sự hiện diện của các cụm, khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh Cà Mau, bên cạnh đó là thế mạnh nền tảng nông - lâm nghiệp. Với diện tích tự nhiên hơn 15.500 ha, vùng sản xuất của Khánh An chia làm 2 khu vực, gồm 10 ấp mặn - lợ và 8 ấp ngọt hoá vùng lâm phần. Nếu cách đây mươi năm, vùng lâm phần được coi là điểm nghẽn phát triển của địa phương này, thì nay, nhờ vào hướng đi đúng đắn, huê lợi tăng cao, đời sống cư dân ngày càng sung túc, đẹp giàu.

Khởi sắc vùng lâm phần

Ông Ngô Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Khánh An, thông tin: “8 ấp lâm phần trước đây gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Bà con chỉ trông đợi vào nguồn lợi từ rừng tràm, nhưng chu kỳ thu hoạch dài, làm lúa kém hiệu quả, thêm nữa huê lợi từ các sản vật cũng không đáng kể. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những ấp lâm phần đã có sự phát triển hết sức tích cực, nếu so sánh mặt bằng chung của xã, các ấp này giờ đã trội hẳn lên so với khu vực mặn - lợ”.

Cũng theo ông Phong, giá trị huê lợi từ các sản vật vùng lâm phần ngày càng gia tăng, có đầu ra ổn định, người dân cũng có tính toán sản xuất phù hợp hơn, góp phần đáng kể cho sự phát triển. “Ngoài nguồn thu từ rừng, bây giờ bà con còn có các nguồn lợi khác, từ cá, bồn bồn, bông súng, trên bờ bao là chuối, dừa, rau màu... Tất cả đã tạo nên diện mạo tươi mới cho đời sống bà con”, ông Phong cho biết thêm.

Ðiều kiện giao thông thuận lợi, giá trị nông sản, huê lợi từ các sản vật của vùng lâm phần cũng được gia tăng. (Trong ảnh: Thu mua chuối tại vùng ven xã Khánh An, huyện U Minh và xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Không chỉ dựa vào nguồn lợi tự nhiên, Khánh An đang khuyến khích hướng phát triển du lịch theo mô hình sinh thái dựa vào cộng đồng. Hiện địa phương đang có 2 điểm du lịch hút khách, là Hương Tràm và Hoa Rừng. Trong tương lai gần, địa phương sẽ tiếp tục khuyến khích hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với công trình hồ nước ngọt có diện tích hơn 100 ha (dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022) được xây dựng trên địa bàn.

Theo đó, việc nâng cao giá trị các sản vật đặc trưng, huê lợi độc đáo của vùng U Minh sẽ tạo cú hích lớn để phát triển toàn diện đời sống của cư dân.

Ông Giang Hoàng Hon, điểm du lịch Hương Tràm, Ấp 16, xã Khánh An, chia sẻ: “Trong tương lai, những sản vật độc đáo của vùng Khánh An nói riêng, của U Minh Hạ nói chung sẽ là những sản phẩm du lịch chiến lược để thu hút khách, mang lại giá trị bền vững cho địa phương, cho người dân. Ðiều đáng mừng là hiện nay hướng đi này nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của cả chính quyền và người dân. Cũng là những thứ sản vật gắn bó với cuộc sống thường nhật của bà con thôi nhưng khi đi kèm với du lịch, giá trị sẽ trở nên rất khác”.

Nếu tính toán về thu nhập bình quân của người dân các ấp lâm phần ở Khánh An, hiện tại mức sống của người dân qua 10 năm đã tăng theo cấp số nhân. Hạ tầng nông thôn được đầu tư ngày càng đồng bộ, kinh tế rừng cộng hưởng với các mô hình sản xuất phù hợp vùng lâm phần đã giúp người nông dân tin tưởng, bám đất, bám quê và đầy tự tin để làm giàu chính đáng.

Lựa chọn phù hợp

Ông Quách Minh Hoà, Trưởng ấp 14, xã Khánh An, chia sẻ: “Bà con ở đây vẫn không thôi ám ảnh về cuộc sống bí bách, nghèo khó, tưởng chừng như không thể thay đổi khi về đây lập nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước. Mỗi gia đình được cấp khoảng 7 ha đất, 2 phần làm ruộng, 5 phần trồng tràm. Do nằm ở vùng đệm của Vườn Quốc gia U Minh Hạ,nên vụ lúa kém hiệu quả, còn tràm thì 5-7 năm mới có thu hoạch, người dân phải chạy ăn từng bữa”.

Khoảng 7 năm trước, ông Bùi Văn Mau là người đầu tiên ở Ấp 14 đem cây bồn bồn về trồng thử. Cây bồn bồn bén chân đất, phát triển mau lẹ đến khó tin. Chính ông Mau cũng thừa nhận: “Cỡ 5 năm nay, hầu như dân Ấp 14 đều trồng bồn bồn, bỏ lúa hết rồi”. Toàn Ấp 14 hiện có hơn 55 ha trồng bồn bồn, tổ hợp tác bồn bồn của ấp cũng đang làm hồ sơ để thành lập hợp tác xã hẳn hoi.

Cây bồn bồn không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bà con Ấp 14, mà còn giải quyết lao động nhàn rỗi tại chỗ. (Trong ảnh: Sơ chế nguyên liệu bồn bồn tại hộ ông Bùi Văn Mau).

Ông Mau tiếp thêm câu chuyện: “Trồng bồn bồn vừa nhàn, vừa năng suất tốt, thu nhập đều, lại kết hợp được với rau màu, cây trái, cá đồng... tất cả sản vật này đều trở thành nguồn huê lợi cho bà con, cuộc sống giờ đã thoải mái lắm rồi. Ðó là chưa kể, cứ 4-5 năm mỗi hộ lại có thêm nguồn thu từ 5 ha trồng tràm. Coi như vừa lấy ngắn nuôi dài, lấy dài làm khá, làm giàu”. Ông Mau cho biết thêm, chỉ tính tiền bán giống bồn bồn, giá mỗi bụi 1.000 đồng thì nhà ông và bà con trong ấp năm nào cũng có nguồn thu kha khá.

Nói về cây bồn bồn, ông Nguyễn Chí Nguyện, phụ trách khuyến nông xã Khánh An, tâm đắc: “Trồng lúa kém hiệu quả, bà con Ấp 14 đã có lựa chọn rất đúng là cây bồn bồn. Xứ này nước ngọt nên bồn bồn cho năng suất, chất lượng rất tốt, lại trồng được quanh năm, vùng nguyên liệu dồi dào, bền vững”. Với giá thị trường dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg, mỗi nhà 2 ha đất trồng bồn bồn, bình quân thu về mỗi tháng trên dưới 30 triệu đồng.

Bà Lê Thị Phượng, dân Ấp 14 thì phấn khởi: “Có cây bồn bồn, những người lớn tuổi, nông nhàn như tôi cũng có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định mỗi ngày trên dưới 100.000 đồng. Bồn bồn xứ này được khách đặt nhiều lắm, vừa lớn, vừa ngon ngọt lại có quanh năm”. 

Về Ấp 13, xã Khánh An, huê lợi vùng lâm phần nhìn đâu cũng thấy. Ông Hồ Văn Vinh, một nông dân ở đây, bộc bạch: “Vài ngày thì bẻ bắp chuối, 1 kg giá 5.000 đồng. Chuối, dừa thì 1 tuần thu hoạch 1 lần. Chưa kể cá đồng, bông súng, rồi trồng thêm rau màu các loại. Tính theo ngày, mỗi gia đình thu về vài trăm ngàn là chuyện bình thường”.

Lộ làng thông thoáng, việc thu mua nông sản cũng dễ dàng hơn, bà con cũng đỡ phần vất vả. Theo ông Vinh, vùng lâm phần chỉ cần giữ thật tốt hệ sinh thái rừng tràm, khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi tự nhiên thì không chỉ sống khoẻ, mà chuyện khá giàu cũng không phải là khó.

Bà con vùng lâm phần Khánh An cũng còn những trăn trở trong lao động, sản xuất, nhất là việc giá cả, đầu ra nông sản, cây tràm còn trồi sụt thất thường. Các sản vật tự nhiên theo mức khai thác quá đà ngày cũng dần tới hạn mức, không còn dồi dào như trước. Nhưng trên hết, cuộc sống hiện tại và hướng đi tương lai của bà con đã nhận thấy rõ giá trị của rừng, của đồng đất quê mình./.

 

Hải Nguyên

 

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读