VPCP vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp giải quyết khiếu nại,óThủtướngyêucầulậtlạivụánhìnhsựhóacondấunămtrướkeo bóng đá ngoại hạng anh tố cáo của một số cổ đông công ty CP Hữu Nghị Hà Nội. Kiểm tra lại việc thi hành bản án Thông báo cho biết, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp vào ngày 8/5 để giải quyết vụ việc này. Cuộc họp còn có sự tham gia của Phó Ban Nội chính TƯ Phạm Gia Túc, Phó Chánh án TAND Tối cao Lê Hồng Quang, các ĐBQH Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Duy Hưng và đại diện VKSND Tối cao, Công an TP Hà Nội. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của VPCP về nội dung khiếu nại, tố cáo, quá trình giải quyết và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá việc khiếu nại, tố cáo của bà Mai Thị Khánh và một số cổ đông công ty CP Hữu Nghị Hà Nội là vụ việc phức tạp, kéo dài. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo và ý kiến của ĐBQH Lê Thanh Vân, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an và Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiểm tra, xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Với nội dung tố cáo của bà Mai Thị Khánh và một số cổ đông liên quan đến việc mua bán cổ phần, việc tranh chấp đã được tòa án xét xử, Bộ Công an đã kiểm tra và thống nhất với VKSND Tối cao kết luận việc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phần phần là tranh chấp dân sự, không có dấu hiệu tội phạm hình sự. Do đó, Phó Thủ tướng kết luận cần kiểm tra lại việc thi hành bản án của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Để giải quyết dứt điểm vụ việc này, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội và mời VKSND Tối cao tham gia kiểm tra, xem xét việc triệu tập đại hội đồng cổ đông ngày 24/10/2002, bầu chủ tịch hội đồng quản trị, bổ nhiệm giám đốc công ty CP Hữu nghị Hà Nội, việc chuyển nhượng cổ phần có đúng quy định của pháp luật và nội dung của bản án kinh tế phúc thẩm số 02 ngày 8/1/2002 của Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại Hà Nội hay không? Làm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất bị thu hồi Đối với nội dung khiếu nại của bà Mai Thị Khánh và công ty CP Hữu nghị Hà Nội liên quan đến việc thu hồi khu đất tại số 15+27 Yên Phụ, UBND TP Hà Nội đã xem xét, giải quyết, có văn bản trả lời nội dung khiếu nại và xem xét, giải quyết đề nghị của công ty về việc xin thuê đất để thực hiện dự án. Do đó, cần kiểm tra lại căn cứ thu hồi đất, việc bồi thường, hỗ trợ (nếu có) cho công ty CP Hữu nghị Hà Nội sau khi bị thu hồi đất và một số nội dung khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội kiểm tra, làm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, căn cứ pháp luật để UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 896 ngày 24/2/2009 thu hồi 401,7m2 đất tại số 15+27 Yên Phụ. Đồng thời kiểm tra, làm rõ việc bồi thường, hỗ trợ (nếu có) theo quy định của pháp luật cho công ty CP Hữu Nghị Hà Nội khi bị thu hồi đất; giá trị quyền sử dụng đất tại địa chỉ trên có dựa vào giá trị của DN khi cổ phần hóa DNNN hay không. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội xem xét, giải quyết đề nghị của công ty CP Hữu Nghị Hà Nội về việc xin được thuê đất để thực hiện dự án kinh doanh sau khi bị thu hồi đất tại 15+27 Yên Phụ theo quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ TN-MT, Bộ KH-ĐT và các cơ quan có liên quan kiểm tra, kết luận các nội dung này và những nội dung khác có liên quan để giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Phó Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan phải báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm tra trước ngày 1/9 tới đây. Như VietNamNet đã phản ánh những năm 2000, công ty CP Hữu Nghị xảy ra tranh chấp cổ phần giữa 2 nhóm cổ đông. Trong khi vụ việc chưa được làm sáng tỏ, UBND TP Hà Nội đã ban hành hàng loạt văn bản hành chính can thiệp vào việc tranh chấp nội bộ giữa hai bên. Tháng 11/2005, Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án “Chiếm đoạt con dấu” theo điều 268 bộ luật Hình sự và ra lệnh khám xét khẩn cấp trụ sở công ty, thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tất cả giấy tờ liên quan đến tư cách pháp nhân của công ty. VKSND Hà Nội khi ấy cũng nhận định vụ việc: “Không có dấu hiệu cấu thành tội chiếm đoạt con dấu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội theo điều 268 bộ luật Hình sự vì con dấu của công ty CP Hữu Nghị không phải con dấu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội”. Sau đó VKSND Hà Nội đã đề nghị cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội lại tiếp tục có văn bản chỉ đạo “hợp thức hóa” hoạt động của nhóm cổ đông HĐQT mới. Trước tình hình này, nhóm cổ đông của HĐQT cũ đã nhiều lần khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền. Vụ án 'lạ' kéo dài 10 năm giữa Thủ đôChuyện tranh chấp trong nội bộ một công ty cổ phần nhưng chính quyền lại “thò tay” bằng các văn bản hành chính, thậm chí còn chỉ đạo hình sự hóa vụ việc. |