Ca nhiễm Covid-19 thứ 32 bị tổn thương phổi | |
Bầu Đức hoãn khai trương chuỗi cà phê vì Covid-19 | |
Quân đội chuẩn bị ứng phó dịch Covid-19 ở cấp độ 3 |
Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Theo dự thảo, việc gia hạn sẽ áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do dịch Covid-19. Dự thảo chia các đối tượng được hỗ trợ thành 3 nhóm.
Nhóm đầu tiên là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống).
Thứ hai là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong các ngành vận tải đường sắt; vận tải đường bộ; vận tải đường thủy; vận tải hàng không; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Thứ ba là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Phạm Đình Thi cho hay, đề xuất này được đưa ra căn cứ trên cơ sở nghiên cứu đánh giá từ các bộ, ngành cũng như tham khảo thực tiễn hoạt động của các khối doanh nghiệp và ý kiến của các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia.
Cũng theo ông Thi, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp khó khăn nhất chính là nguồn vốn. Việc gia hạn tiền nộp thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng này sẽ hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn này.