当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ số pisa】Khi nào nên tiến hành tầm soát ung thư?

【tỷ số pisa】Khi nào nên tiến hành tầm soát ung thư?

2025-01-10 07:59:20 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777
khi nao nen tien hanh tam soat ung thuViệt Nam sắp có vắc xin điều trị một số ung thư?
khi nao nen tien hanh tam soat ung thuỨng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư
khi nao nen tien hanh tam soat ung thuBộ Y tế cho phép ứng dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo trong điều trị ung thư
khi nao nen tien hanh tam soat ung thuỨng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

Theo các chuyên gia y tế, tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, trong đó, dự phòng bước 1 là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư.

khi nao nen tien hanh tam soat ung thu
Việc tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng giúp phát hiện sớm, điều trị mang lại kết quả cao.

Dự phòng bước 2 là tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư.

Dự phòng bước 3, tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, các chuyên gia ung bướu thừa nhận, hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới dự phòng bước 3, tức là khi có bệnh mới tìm kiếm các phương pháp điều trị bệnh, giai đoạn này hầu như bệnh không còn ở giai đoạn sớm và kết quả điều trị sẽ hạn chế. Dự phòng bước 1 và dự phòng bước 2 mới là hai bước quan trọng trong dự phòng ung thư, nhiều bệnh ung thư khi được phát hiện sớm có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn và kéo dài sự sống.

Vậy với các loại ung thư cụ thể, khi nào cần tiến hành tầm soát? Chẳng hạn với ung thư vú, phụ nữ từ 40 đến 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú.

Phụ nữ từ 55 tuổi nên chụp X- quang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần.

Phụ nữ có nguy cơ cao như bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25% (xác định bằng BRCAPRO), có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30.

Với ung thư đại tràng, trực tràng và polyp, người lớn từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân, nếu xét nghiệm phân dương tính thì cần được nội soi đại tràng kiểm tra.

Những người có nguy cơ cao như bị đa polyp đại trực tràng, bố mẹ hoặc anh chị em bị ung thư đại trực tràng, nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán một số hội chứng liên quan đến gia đình, đặc biệt hội chứng lynch hoặc hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ tuổi sớm.

Đối với ung thư cổ tử cung, phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm Pap smear (là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ) 3 năm/ lần. Các chuyên cKhông nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap cộng với xét nghiệm HPV được thực hiện 5 năm một lần. Nhưng cứ sau 3 năm thì nên làm xét nghiệm Pap một lần.

Còn với ung thư phổi, việc sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như có độ tuổi từ 55 đến 74; hiện đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm qua.

Một loạt ung thư mà đàn ông lo ngại là tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyến cáo người dân bắt đầu ở tuổi 50 nên được tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Đàn ông có cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt từ 45 tuổi.

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cơ cao hơn khi nhiều thành viên trong gia đình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65 thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 40.

Đưa ra lời khuyên chung với người dân, Giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn cho rằng, các đối tượng nên đi tầm soát ung thư là người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá; người trưởng thành, đặc biệt là trên 40 tuổi; người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu nhiều; người mắc các bệnh lý viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng; người có yếu tố bệnh di truyền, hội chứng đa polyp, có gen đột biến; trong gia đình có người mắc bệnh ung thư

"Bên cạnh đó, người đang có các dấu hiệu bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân", Giám đốc Bệnh viện K nêu.

Được biết, ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, nhiều bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi. Chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng… nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi lên tới hơn 90%.

Hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân chết.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读