游客发表
发帖时间:2025-01-11 02:32:51
Chiều 13/3,ủtịchQuốchộiChủdoanhnghiệpchếtkhôngcónghĩalàđượcxoánợthuếnhận định bóng đá anh hôm nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về xử lý tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách.
Theo tờ trình của Chính phủ, tổng số tiền nợ thuế do cơ quan thuế và hải quan quản lý đến cuối năm 2017 gần 78.500 tỷ đồng, phần lớn là tiền nợ thuế do cơ quan thuế quản lý, với hơn 73.000 tỷ đồng. Trong số này, tiền nợ không còn khả năng thu hồi của người nộp thuế đã chết, mất tích; tổ chức giải thể, phá sản... gần 31.500 tỷ đồng, chiếm 43% tổng số tiền thuế nợ. Mặt khác, số tiền chậm nộp trên sổ sách của cơ quan thuế gần 10.500 tỷ đồng và thực tế không có khả năng thu hồi.
Tính chung, tổng số tiền dự kiến được xóa nợ và không tính tiền chậm nộp của việc ban hành Nghị quyết khoảng gần 27.800 tỷ đồng.
Góp ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cần rà soát chặt chẽ, không để các quy định này dẫn tới kẽ hở, lợi dụng chính sách không nộp để được xoá nợ thuế.
"Có trường hợp người chết nhưng doanh nghiệp vẫn có người thừa kế pháp lý, nghĩa là vẫn tồn tại. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm nộp thuế, chứ không phải chủ doanh nghiệp chết rồi thì được xoá nợ thuế", Chủ tịch Quốc hội nói, đồng thời nhấn mạnh, quy định việc miễn tiền nợ thuế phải nêu rõ trường hợp nào thì được xoá, trường hợp nào vẫn tiếp tục phải nộp nợ thuế, tránh lợi dụng, chiếm đoạt thuế.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, cần làm rõ đối tượng nào được xem xét miễn, trách nhiệm của người nộp thuế. Ông nhấn mạnh nguyên tắc chỉ miễn giảm thuế cho đối tượng chấp hành tương đối đầy đủ thủ tục nhưng do bất khả kháng không thể nộp.
Ông Hiển dẫn số liệu từ tờ trình Chính phủ, hiện có 620.000 người nộp thuế (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...) không hoạt động kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế với số tiền nợ đọng là gần 21.850 tỷ đồng. "Những trường hợp vi phạm này, không chấp hành này thì có xóa không? Họ không đi đâu cả mà vẫn ở đấy, nhà cửa có, tài sản có thì sao lại xóa nợ thuế? Nếu theo cách này thì sẽ thành tiền lệ. Chưa kể rất nhiều trường hợp lợi dụng để sử dụng hóa đơn, gây những thiệt hại kinh khủng khác", ông Hiển đặt vấn đề.
Lo lắng này cũng được Uỷ ban Tài chính ngân sách nêu trong quá trình thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Theo cơ quan này, quy định xoá nợ thuế cho "người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký" sẽ tạo ra kẽ hở, lợi dụng chính sách để trốn thuế.
Ngoài ra, theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội, chỉ nên xóa tiền chậm nộp kể từ thời điểm được cơ quan chức năng tuyên bố họ đã chết, mất tích hoặc đang làm thủ tục giải thể, phá sản, và không tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp này từ ngày 1/1/2019.
Về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp hoặc tiền chậm nộp, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị bỏ trường hợp đặc biệt báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi Bộ trưởng Tài chính quyết định. Nghị quyết cũng cần đưa ra quy định khống chế mức trần xoá nợ thuế của Bộ trưởng Tài chính và từ mức nào thì thuộc thẩm quyền xoá nợ của Thủ tướng và bỏ thẩm quyền xóa nợ của Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan...
Cân nhắc các mặt nhạy cảm, đặc thù và tác động của việc miễn số tiền thuế lớn tới nguồn thu ngân sách, Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Nghị quyết này và sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10 tới.
Giải trình thêm, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói "số thu nợ thuế vài năm gần đây đều tăng, tỷ lệ nợ đọng giảm dần, giảm sâu". Ông cũng khẳng định, số liệu nợ đọng thuế đã được cơ quan thuế theo dõi khá chặt.
Tuy nhiên do tính chất đặc thù và tác động của chính sách này nên để đảm bảo công bằng, ông Dũng xin lùi một kỳ, trình lại Nghị quyết vào kỳ họp 8, sau khi Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được thông qua.
Theo VNE
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接