Bài báo viết Myanmar từng giống như Trung Quốc,ýdoTrungQuốchoannghênhcuộcbầucửdânchủtạkết quả bóng đá costa rica hôm nay với chính quyền độc tài, đã thành công trong việc thay đổi thể chế đất nước một cách hòa bình. Điều này khiến dư luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Chính phủ Trung Quốc tỏ ra hoan nghênh kết quả bầu cử, còn dân chúng Trung Quốc bàn tán sôi nổi về sự thay đổi dân chủ tại Myanmar. Một học giả Trung Quốc cho rằng mục đích của Trung Quốc là giữ được khoản đầu tư và lợi ích kinh tế khổng lồ của mình tại Myanmar.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc hoan nghênh việc Myanmar đã hoàn thành một cách suôn sẻ cuộc bầu cử Quốc hội khóa mới. Là nước láng giềng thân thiện, Trung Quốc ủng hộ Myanmar dựa trên pháp luật, thúc đẩy các chương trình nghị sự chính trị sau bầu cử, ổn định đất nước và phát triển lâu dài. Trung Quốc sẵn sàng theo nguyện vọng của Myanmar, tiếp tục hỗ trợ tích cực cho tiến trình bầu cử ở nước này. Quan chức phụ trách khu vực châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng là Trưởng đoàn Trung Quốc sang Myanmar thực hiện công việc giám sát bầu cử, Tôn Quốc Tường, tin rằng mối quan hệ Trung Quốc – Myanmar sẽ không thay đổi dù tình hình chính trị Myanmar như thế nào.
Chuyên gia bình luận thời sự của Trung Quốc, Chương Lập Phàm, nêu rõ Bắc Kinh chấp nhận bà Aung San Suu Kyi (thủ lĩnh của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập) vì Trung Quốc có những khoản đầu tư khổng lồ tại Myanmar, trong đó đường ống dẫn dầu Trung Quốc – Myanmar từ Ấn Độ Dương qua Myanmar tới Vân Nam (Trung Quốc) tiêu tốn hàng tỷ Nhân dân tệ chính là lợi ích của Trung Quốc. Ngoài ra, trong các lĩnh vực thủy điện, đường bộ, thông tin của Myanmar, Trung Quốc cũng có rất nhiều dự án lớn. Quan trọng hơn, Myanmar là điểm mấu chốt trong chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, muốn thúc đẩy chiến lược này, Trung Quốc không thể không “chơi” với Aung San Suu Kyi.
Đáng chú ý là dự án nhà máy thủy điện Myitsone của Trung Quốc tại Myanmar đã khởi công xây dựng, nhưng do cục diện chính trị thay đổi, Myanmar đã yêu cầu dừng dự án này. Bà Aung San Suu Kyi là một trong những chính khách của Myanmar phản đối việc xây dựng công trì thủy điện với kinh phí khoảng 3,6 tỷ USD này. Truyền thông chính thống của Trung Quốc lên tiếng cho rằng, sau bầu cử tại Myanmar, việc xây công trình thủy điện Myitsone liệu có thể được khởi động lại hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của Aung San Suu Kyi.