【kết quả livescore】Vietnam Airlines cổ phần hóa để phát triển bền vững

  发布时间:2025-01-27 05:52:11   作者:玩站小弟   我要评论
Vietnam Airlines chào đón hội viên Bông Sen Vàng đặc biệt thứ 1,5 triệu. Ảnh: VNAQuy mô vốn CSH tăng kết quả livescore。

vna

Vietnam Airlines chào đón hội viên Bông Sen Vàng đặc biệt thứ 1,ổphầnhóađểpháttriểnbềnvữkết quả livescore5 triệu. Ảnh: VNA

Quy mô vốn CSH tăng từ 10,57 ngàn tỷ đồng (trước CPH) lên 16,30 ngàn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt mức trên 17 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2017, giúp tăng khả năng tự chủ tài chính, có cân đối tài chính an toàn, hợp lý hơn để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thực hiện đúng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo”, ông Trần Thanh Hiền - Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines đã cho biết như vậy nhân sự kiện Vietnam Airlines chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên HOSE quý II/2017.

* PV: Kết quả sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines sau gần 3 năm thực hiện công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa?

- Ông Trần Thanh Hiền:Cổ phần hóa là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đổi mô hình hoạt động của VNA từ DNNN sang công ty cổ phần đại chúng. Quy mô vốn CSH tăng từ 10,57 ngàn tỷ đồng (trước CPH) lên 16,30 ngàn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt mức trên 17 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2017 (tăng 60%), giúp VNA tăng khả năng tự chủ tài chính, có cân đối tài chính an toàn, hợp lý hơn để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thực hiện đúng chiến lược đầu tư, phát triển bền vững trong thời gian tiếp theo.

Kết quả sản xuất kinh doanh của VNA sau Cổ phần hóa cũng ghi nhận những thành quả hết sức tích cực. Doanh thu hợp nhất năm 2015 đạt 69.123 tỷ đồng, năm 2016 đạt 71.567 tỷ đồng, năm 2017 đạt 85.040 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng bình quân 10%/năm, cao hơn giai đoạn 3 năm trước CPH (2,78%/năm). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2015 đạt 1.048 tỷ đồng, năm 2016 đạt 2.600 tỷ đồng và năm 2017 đạt trên 3.158 tỷ đồng (trước CPH mức lợi nhuận bình quân 3 năm hợp nhất đạt 537 tỷ đồng/năm).

Việc tái cơ cấu, cổ phần hóa còn đem lại kết quả tích cực cho cả VNA Group, trong đó VNA duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ 4 sao, có mạng bay kết hợp quốc tế - nội địa, hướng tới nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ; JPA giữ vai trò là Hãng hàng không giá rẻ (LCC), trực tiếp cạnh tranh với các hãng giá rẻ khác trên phân thị khách nhạy cảm về giá. Đối với Cambodia Angkor Air, Hãng đang duy trì quy mô hoạt động hợp lý, thực hiện các giải pháp điều hành linh hoạt với diễn biến thị trường, đảm bảo phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kinh doanh vận tải hàng không của VNA.

* PV: Tổng công ty có kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong quý II /2018, Vietnam Airlines đã chuẩn bị như thế nào?

- Ông Trần Thanh Hiền:Hiện tại, TCTHK đang gấp rút hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và việc chuyển nhượng một phần quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo chủ trương được phê duyệt tại văn bản số 1466/VPCP-ĐMDN ngày 26/5/2017 của VPCP. Trường hợp chào bán thành công toàn bộ cổ phần phát hành thêm và lựa chọn được nhà đầu tư mua lại 57,8 triệu cổ phần thuộc quyền mua của cổ đông Nhà nước, tỷ lệ sở hữu của nhà nước sẽ giảm khoảng 4,1% xuống mức 82,1%.

Song song với quá trình tăng vốn, TCTHK phối hợp với đơn vị tư vấn cũng bắt đầu triển khai các thủ tục cho việc chuyển sàn niêm yết cổ phiếu HVN từ Upcom sang HOSE tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM ngay sau khi hoàn tất phương án tăng vốn điều lệ. Với tiến độ tăng vốn hiện nay, dự kiến cổ phiếu HVN chính thức niêm yết tại HOSE vào cuối quý II, chậm nhất vào đầu quý III/2018.

ong hien

Ông Trần Thanh Hiền

* PV: Định hướng của Vietnam Airlines thời gian tới trong tổng thể hàng không trong nước và quốc tế?

- Ông Trần Thanh Hiền:Trong chiến lược và định hướng phát triển dài hạn đến năm 2020, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực của Hãng HKQG trên thị trường hàng không Việt Nam. Hãng tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, trở thành hãng hàng không có tầm cỡ tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh việc củng cố, phát triển mạng bay thông qua 2 căn cứ là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, VNA đã đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trong và ngoài liên minh SkyTeam để nâng cao khả năng khai thác trên mạng đường bay trọng điểm, đảm bảo quy mô mạng bay, chất lượng dịch vụ 4 sao và hình ảnh trên toàn cầu.

Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines trên thị trường nội địa gồm 2 biện pháp chính. Thứ nhất, tiếp tục phát triển như 1 hãng nội địa duy nhất có dịch vụ chất lượng 4 sao, có mạng bay kết hợp quốc tế - nội địa, phục vụ đa dạng nhu cầu khách hàng, nắm chắc nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Thứ hai, thực hiện chiến lược thương hiệu kép (Dual-brand) giữa Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, phối hợp toàn diện về sản phẩm, mạng bay, chính sách bán, tiếp thị…tập trung trên các đường bay trục nhằm bao phủ dải sản phẩm, phục vụ mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng bay và tần suất phối hợp, giữ thị phần của VNA Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco) đến 2020 ở mức trên 50%.

Trên thị trường quốc tế, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì chiến lược cạnh tranh bằng mạng bay trực tiếp, dẫn đầu về số lượng đường bay thẳng quốc tế, cung cấp đa dạng điểm đến, giờ bay hợp lý với chất lượng dịch vụ 4 sao đẳng cấp quốc tế. Về thị phần, chúng tôi đặt mục tiêu đến 2020 duy trì ở mức trên 30%.

* PV: Được biết, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại như cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ vẫn thiếu; nguồn nhân lực, đặc biệt là phi công hay thợ kỹ thuật tàu bay chưa đáp ứng kịp với sự gia tăng nhanh chóng của các đội tàu bay… Vietnam Airlines đã có những giải pháp gì để khắc phục những tồn tại này?

- Ông Trần Thanh Hiền:Sau cổ phần hóa, tình hình hoạt động SXKD của VNA có bước cải thiện đánh ghi nhận trên mọi mặt, trong đó cấu trúc nguồn vốn kinh doanh thay đổi theo xu hướng lành mạnh hơn. Dư nợ vay giảm nhanh trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được gia tăng từ kết quả IPO, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và hiệu quả hoạt động SXKD tăng cao, kết hợp với việc áp dụng hình thức Sales and Lease back máy bay A và B787-9. Hệ số nợ trên vốn CSH của Công ty Mẹ giảm nhanh từ mức 5,92 lần ( 2015) xuống xấp xỉ 3 lần vào cuối năm 2017. Việc triển khai các cấu trúc SLB trong 2016-2017, ngoài việc giảm hệ số nợ vay của DN, đã góp phần giảm nhu cầu bảo lãnh, giảm nợ công của Chính phủ. Theo kế hoạch đến cuối Quý 1/2018, hệ số nợ trên vốn CSH sẽ xuống mức dưới 3 lần theo mục tiêu kiểm soát của Chính phủ.

Trong giai đoạn tới, để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng về môi trường kinh doanh vận tải hàng không và đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến, VNA xác định, phải tiếp tục cơ cấu lại toàn diện và đồng bộ để VNA có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không; đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và năng lực đổi mới, sáng tạo; nâng cao năng lực quản lý và quản trị theo chuẩn mực quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hiệu quả; khẳng định vai trò của Hãng hàng không quốc gia, góp phần thực hiện vai trò nòng cốt của kinh tế Nhà nước trong phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Để đạt được mục tiêu này, VNA sẽ phải triển khai đồng loạt các nhiệm vụ với những bước đi cụ thể, lộ trình rõ ràng và sẽ được cụ thể hóa trong Đề án cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả VNA giai đoạn 2018 – 2020 thực hiện theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ tại Nghị quyết 12/NQ-TW ngày 03/6/2017; Quyết định 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 và Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016. Sau khi Đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VNA sẽ triển khai công tác tái cơ cấu đồng loạt từ công ty mẹ cho đến các đơn vị thành viên.

* PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trí Dũng (thực hiện)

相关文章

最新评论