Các chuyên gia,̣olậpniềmtinchochuỗithựcphẩmViệbd tl ca cuoc hom nay nhà ngoại giao chia sẻ kinh nghiệm tại sự kiện Diplohack |
Diplohack - phương pháp độc đáo
Diplohack là một phương pháp mới nhằm tạo ra một diễn đàn chung cho các tổ chức xã hội dân sự, khối doanh nghiệp, các bạn trẻ, các chuyên gia CNTT và các nhà ngoại giao để cùng nhau thảo luận và đưa ra những ý tưởng mới về cách thức giải quyết các vấn đề quan trọng trong xã hội. Việc kết hợp đại diện của nhiều nhóm, lĩnh vực khác nhau khiến cho các cuộc thảo luận và giải pháp luôn mang tính đa chiều và sáng tạo.
Tại sự kiện Diplohack này, các tổ chức phi chính phủ, các nhà ngoại giao, các chuyên gia công nghệ thông tin, các nhà sản xuất thực phẩm cùng với các nhóm quan tâm đến bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng tham gia thảo luận và phát triển những ý tưởng sáng tạo hướng tới tạo lập niềm tin cho chuỗi thực phẩm.
Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, nhất là trong thời đại hiện nay. Người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao, họ quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ, và tiêu chí không chỉ dừng lại ở việc ăn no hay ăn ngon, mà vấn đề đặt ra là phải ăn sạch.
Tiếp cận thông tin về thực phẩm sạch trên thị trường hiện đang gặp những khó khăn, và vì thế tại sự kiện Diplohack, các đại biểu tham dự cùng trao đổi những vấn đề như ai hoặc cơ quan nào chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, ở hình thức và phương tiện truyền thông nào. Điều quan trọng nhất là bằng cách nào chúng ta có thể tin tưởng vào những nguồn thông tin mà chúng ta nhận được.
Niềm tin trong chuỗi thực phẩm
Bà Camilla Bjelkås, cán bộ văn hóa tại Đại sứ quán Thụy Điển chia sẻ: "Ở Thụy Điển có một số cơ quan của Chính phủ liên tục theo dõi và giám sát nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Bên cạnh việc điều tra, họ cũng đảm bảo rằng, các nhà sản xuất dán mác, quảng bá các sản phẩm của họ với các chứng chỉ khác nhau tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật”.
Một trong những kinh nghiệm của Thụy Điển về việc đảm bảo an toàn nguồn thực phẩm, theo bà Camilla Bjelkas chính là sự đóng góp của giới truyền thông, báo chí. Các cơ quan truyền thông, báo chí không chỉ nâng cao nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm mà còn giúp các cơ quan quản lý và người tiêu dùng phát hiện những thực phẩm không an toàn.
Người tiêu dùng ở các đô thị lớn của Việt Nam, đặc biệt Hà Nội và TP.HCM ngày càng có thu nhập cao hơn, quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe, cũng như sử dụng Internet để tra cứu thông tin. Các kết quả khảo sát cho thấy, người tiêu dùng đang cảm thấy lo lắng về sự an toàn và nguồn gốc xuất xứ về thực phẩm.
Để xây dựng niềm tin trong chuỗi thực phẩm, ông Arie Veldhuizen - Tham tán Nông nghiệp của Đại sứ quán Hà Lan cho rằng, Việt Nam cần có một chuỗi giá trị đảm bảo thực phẩm hoàn toàn an toàn từ trang trại đến bàn ăn. Vì thế, tất cả các bên liên quan phải được kết nối, và tất cả các giai đoạn trong chuỗi giá trị cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ.
Đại diện các tổ chức nước ngoài hy vọng, kinh nghiệm chia sẻ từ Thụy Điển, Hà Lan và Đan Mạch sẽ giúp Việt Nam xây dựng một chuỗi giá trị đảm bảo thực phẩm hoàn toàn an toàn. Đồng thời, các kết quả của Diplohack sẽ giúp những người tiêu dùng và các nhóm nông dân gặp gỡ và kết nối tốt hơn để cùng có lợi.