【kqbd viking】Chứng khoán tuần: S&P 500 vượt đỉnh lịch sử, cơ hội cho chứng khoán Việt Nam?
Tại phiên giao dịch ngày 26/1/2018,ứngkhoántuầnSampPvượtđỉnhlịchsửcơhộichochứngkhoánViệkqbd viking chỉ số S&P 500 của Mỹ lập đỉnh cao lịch sử tại 2.872,87 điểm. Suốt từ đó đến nay, chỉ số này không có được đỉnh cao mới. Tuy nhiên, kỷ lục đã bị phá vỡ ở phiên ngày 24/8 khi S&P 500 đóng cửa tại 2.874,69 điểm.
Bất chấp các căng thẳng thương mại xuất hiện ngay ở thời điểm Mỹ và Trung Quốc tiến hành đàm phán, TTCK Mỹ vẫn tăng trưởng tốt. Sức mạnh của đồng USD cũng suy giảm bất chấp khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất. Chỉ số USD-Index đã giảm liên tục kể từ ngày 15/8.
Dường như TTCK Mỹ không tỏ ra lo lắng nhiều về các yếu tố đang khiến thị trường Việt Nam gặp trở ngại. Chỉ số VN-Index tuần qua tăng 18,17 điểm nhưng phần lớn là tăng trong ngày thứ Ba (21/8 - tăng 9,59 điểm). Càng về cuối tuần tốc độ tăng càng chậm lại. Việc TTCK Mỹ mạnh lên có thể là chất xúc tác tích cực trong ngắn hạn đối với thị trường trong nước.
Kể từ khi chạm đáy 893,16 điểm ngày 11/7/2018 (tính theo giá đóng cửa), đến cuối tuần trước VN-Index đóng cửa tại 987,05 điểm, tức là tăng 10,51%. Mặc dù mức tăng không quá mạnh nhưng lại kéo dài nhất kể từ khi thị trường đạt đỉnh đầu tháng 4/2018. Thị trường đã trải qua 33 phiên giao dịch để có được hơn 10% tăng trưởng đó, trong khi ở nhịp tăng cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa rồi, VN-Index chỉ mất 10 phiên để tăng tới 11,51%.
Như vậy, tốc độ tăng của thị trường lần này rất chậm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự thận trọng tăng lên vì bối cảnh chung đã khác so với các nhịp tăng từ đầu năm. Nhân tố mới không chỉ là áp lực tăng lãi suất của Mỹ như thời điểm tháng 2/2018 là mà những căng thẳng thương mại mới xuất hiện. Bức tranh kinh tế vĩ mô trong nước vẫn ổn định và tích cực, nhưng các yếu tố bên ngoài thay đổi mới lạ và thị trường chưa từng đối diện. Lần đầu tiên các TTCK gặp phải các thay đổi bất thường và không thể lường trước diễn biến tiếp theo.
Tuy nhiên, TTCK có thể xem là chỉ báo sớm cho các lo ngại vĩ mô. TTCK Trung Quốc sau khi suy giảm hơn 18% kể từ cuối tháng 1/2018 thì tuần qua cũng phục hồi tăng 1,7%. TTCK Mỹ với chỉ số đại diện là S&P 500 cũng tăng trưởng mạnh. Nếu các TTCK chịu tác động trực tiếp từ những căng thẳng thương mại mà khả năng phục hồi vẫn xảy ra thì TTCK Việt Nam không có lý do gì để quá lo ngại. Đồng USD sau những tuần tăng giá liên tục cũng bắt đầu điều chỉnh suy yếu. Trong nước, tỷ giá cũng đang hạ nhiệt nhanh chóng.
Nói tóm lại, các yếu tố gây sức ép lên TTCK trong nước đều đang có cải thiện. Đây là cơ hội rất tốt để thị trường Việt Nam bứt phá mạnh hơn, thay vì tốc độ tăng chậm chạp suốt thời gian qua.
Những yếu tố nội tại của thị trường cũng đang có chuyển biến. Đầu tiên là sức ép rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tuần qua khối ngoại bán ròng khoảng 23,3 tỷ đồng trên cả hai sàn, con số rất nhỏ. Tuần trước nữa, khối ngoại bán ròng 215,2 tỷ đồng và hai tuần cuối tháng 7, đầu tháng 8 bán ròng tương ứng 925,9 tỷ đồng và 735,9 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài cũng đang giảm bán ra đáng kể và có thể sớm quay lại trạng thái giao dịch bình thường.
Điểm thứ hai là thanh khoản chung dù chưa bùng nổ, nhưng vẫn duy trì ở mức tích cực. Tổng giá trị giao dịch hàng ngày của thị trường cổ phiếu vẫn trên mức 4.700 tỷ đồng, dù có phiên tăng phiên giảm. Thanh khoản tốt cho thấy nhà đầu tư vẫn đang bám thị trường mà chưa từ bỏ.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/8 | Giá đóng cửa ngày 17/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/8 | Giá đóng cửa ngày 17/8 | Mức tăng (%) |
TNI | 9.48 | 11.9 | -20.34 | SMA | 13.9 | 10 | 39 |
TDG | 5.7 | 7 | -18.57 | FCM | 7.76 | 5.93 | 30.86 |
RIC | 6.01 | 6.93 | -13.28 | SC5 | 32.9 | 26.95 | 22.08 |
TAC | 35 | 40 | -12.5 | DHM | 3.12 | 2.59 | 20.46 |
HTL | 18.7 | 21.15 | -11.58 | PLP | 16.8 | 13.95 | 20.43 |
CMV | 13 | 14.7 | -11.56 | HTT | 3.72 | 3.09 | 20.39 |
CCI | 13.4 | 14.9 | -10.07 | PPI | 1.28 | 1.1 | 16.36 |
KDC | 30 | 33.3 | -9.91 | CMG | 25.75 | 22.4 | 14.96 |
SBV | 25 | 27.4 | -8.76 | VDS | 9.19 | 8.1 | 13.46 |
HU3 | 9.5 | 10.3 | -7.77 | SCD | 23.8 | 21 | 13.33 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/8 | Giá đóng cửa ngày 17/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 24/8 | Giá đóng cửa ngày 17/8 | Mức tăng (%) |
KHL | 0.2 | 0.4 | -50 | HTP | 6.3 | 4.1 | 53.66 |
APP | 5.9 | 7.77 | -24.04 | SRA | 39.9 | 27.3 | 46.15 |
SGH | 51 | 63 | -19.05 | B82 | 1 | 0.7 | 42.86 |
L44 | 1.3 | 1.6 | -18.75 | CKV | 20.9 | 14.7 | 42.18 |
BKC | 7 | 8.5 | -17.65 | HVA | 7.1 | 5 | 42 |
NGC | 8.1 | 9.8 | -17.35 | FID | 2.4 | 1.7 | 41.18 |
HHG | 2.5 | 3 | -16.67 | AMV | 20.6 | 16.1 | 27.95 |
LUT | 2.6 | 3 | -13.33 | KSK | 0.5 | 0.4 | 25 |
LM7 | 3.5 | 4 | -12.5 | PXA | 1.1 | 0.9 | 22.22 |
LDP | 23.9 | 27 | -11.48 | CEO | 15.3 | 12.7 | 20.47 |
Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index sau khi vượt đỉnh ngắn hạn ngày 15/8 vừa qua thì đang đối diện với mốc kháng cự cao hơn trong khoảng 1.000 - 1.010 điểm. Khu vực này vừa là ngưỡng điểm số tròn (1.000 điểm), vừa là mức hồi phục tương ứng 78,6% kể từ đỉnh 11/6/2018, vừa là mức hồi phục 38,2% kể từ đỉnh cao lịch sử 1.211 điểm ngày 10/4/2018. Đây cũng là các ngưỡng điểm số được quan sát nhiều từ giới đầu tư.
Đóng cửa ngày cuối tuần VN-Index đã dừng ở 987,05 điểm, tức là từ đây đến vùng kháng cự quan trọng nói trên còn hơn 20 điểm nữa. Trong trường hợp VN-Index có thể đột phá mạnh thì chỉ 2 phiên là chạm tới ngưỡng kháng cự đó. Nếu tốc độ tăng chậm thì có thể mất cả tuần (tuần trước tăng 18 điểm sau 5 phiên).
Diễn biến tăng mạnh từ TTCK thế giới có thể là chất xúc tác để VN-Index tăng trưởng trong ngắn hạn tuần tới. Tuy nhiên cơ hội sẽ khó trở thành hiện thực nếu TTCK thế giới, nhất là chứng khoán Mỹ quay đầu giảm và không thực sự lập được đỉnh cao mới. Yếu tố thứ hai là nhà đầu tư chốt lời quá lớn khiến dòng tiền mua vào không thể đưa giá cổ phiếu tăng cao hơn được. Rủi ro bị xả hàng là hoàn toàn có thể, vì các cổ phiếu lớn như nhóm ngân hàng, dầu khí và một số mã bluechips khác đã tăng khá mạnh, đem lại lợi nhuận tốt./.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
13.8.2018 | 5,241.1 | 603.2 | 568.7 |
14.8.2018 | 4,127.1 | 345.7 | 389.7 |
15.8.2018 | 4,644.8 | 227.5 | 282.2 |
16.8.2018 | 4,428.6 | 350.3 | 642.4 |
17.8.2018 | 3,497.4 | 422.4 | 347.7 |
20.8.2018 | 3,905.9 | 339.1 | 431.3 |
21.8.2018 | 3,942.2 | 216.9 | 302.6 |
22.8.2018 | 4,104.1 | 258.0 | 266.5 |
23.8.2018 | 3,683.3 | 365.8 | 501.7 |
24.8.2018 | 4,437.8 | 552.5 | 548.8 |
Trọng Nghĩa