"Trăm năm cũng từ đây" là những hồi ức của tác giả Nguyễn Huy Hoàng từ khi bước chân vào giảng đường cho đến khi tốt nghiệp đại học và quãng thời gian mười lăm năm ông giảng dạy tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,ắtHồikýTrămnămcũngtừđâycủatácgiảNguyễnHuyHoàbusan ipark nay là Khoa Văn học (Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội).
Xuyên suốt tập hồi ký của tác giả Nguyễn Huy Hoàng là sự phảng phất nỗi niềm hoài cổ, “ôn cố tri tân”. Tràn ngập trong mỗi trang viết của ông là chân dung những người thầy đáng kính, những người đồng môn thân tình, những hình ảnh thân thương của một thời bom đạn, khu giảng đường mái lá, những bữa cơm đạm bạc, những gương mặt nồng hậu được tác giả trân trọng tái hiện và gửi đến các thầy, cô và các sinh viên Văn khoa nhiều thế hệ với tình cảm của một sinh viên cũ, đã có một thời trong veo ấy.
Ra mắt Hồi ký Trăm năm cũng từ đây của tác giả Nguyễn Huy Hoàng |
Trong Lời mở đầu, tác giả chia sẻ: “Tôi viết cuốn sách này để nhớ về khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và những năm tháng trẻ trung của cuộc đời mình. Tôi được học các bậc thầy đáng kính nhất trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX; có được những người bạn đồng môn với bao phẩm chất tuyệt vời, ngày đang càng hiếm đi trước muôn vàn cơn ba đào thế sự. Khi tôi viết những dòng này, quá khứ như một cuốn phim thời sự cứ thế hiện ra; tôi gặp lại trong đó từng hình bóng thân quen, những kỷ niệm sâu lắng nhất về những nơi tôi đã sống, về những người tôi đã gặp, về những ấn tượng mãi mãi còn đọng lại trong tim. Có thể nói rằng, tôi không quên một ai trong số gần trăm thầy giáo và cô giáo trong khoa Văn nhưng tôi chỉ viết về những thầy cô tôi có nhiều dịp tiếp xúc, nhiều dịp gần gũi và hiểu biết nhất”.
Sự kiện ra mắt sách nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam chính là lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất mà Nhà xuất bản Văn học, Ban Liên lạc Hội Cựu sinh viên Ngữ Văn Đại học Tổng hợp và tác giả Nguyễn Huy Hoàng muốn gửi đến các thế hệ Nhà giáo Văn khoa, những người đã và đang ngày đêm lặng thầm cống hiến không biết mệt mỏi cho sự nghiệp “trồng người”. |