游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:16:32
Sáng ngày 9/11,Đềxuấtcấmbánrượubiatrêty ca cuoc hom nay Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHRB). Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.
Thiệt hại 65.000 tỷ đồng mỗi năm do tác hại của rượu, bia
Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Không chỉ vậy, sử dụng rượu, bia còn có thể gây ra tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội và gia đình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tại Việt Nam, rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới. Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia của Việt Nam ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính cũng khoảng 65 nghìn tỷ đồng.
Với những ảnh hưởng trên cả 3 khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững.
Do đó, việc ban hành Luật PCTHRB là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, pháp luật về PCTHRB và thực hiện hiệu quả.
Kiểm soát chặt chẽ kinh doanh, quảng cáo, tài trợ rượu, bia
Về các nội dung cụ thể, dự thảo luật tập trung quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các tác hại của rượu, bia như ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp rượu, bia; từng bước giảm sản lượng sản xuất rượu thủ công không đăng ký kinh doanh; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp để giảm mức tiêu thụ rượu, bia cũng như khắc phục thực trạng hiện nay là thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của rượu, bia trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia của các nước rất cao, chiếm từ 50-85% giá bán lẻ rượu, bia (gấp từ 1,5-2,5 lần Việt Nam); quyền và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban về Các vấn đề xã hội (UBVĐXH) cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về "phòng bệnh hơn chữa bệnh", trực tiếp thể chế hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Đồng thời, kịp thời, chủ động ứng phó với thực trạng sử dụng rượu, bia đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh, ở mức có hại đáng báo động trong bối cảnh thị trường đồ uống, đặc biệt là rượu, bia được dự báo tăng trưởng mạnh theo lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu khi Việt Nam hội nhập.
Theo Ủy ban, phạm vi điều chỉnh của dự án luật cần bao gồm cả những quy định liên quan đến việc kiểm soát kinh doanh, quảng cáo, tài trợ rượu, bia nhằm hạn chế tính sẵn có và dễ tiếp cận của rượu, bia. Nếu chỉ đưa ra những quy định liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe thì các chính sách, giải pháp trong dự án luật sẽ không toàn diện, công tác PCTHRB sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Về chính sách trong PCTHRB, cơ quan thẩm tra đồng tình với chính sách "tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia" tại khoản 2 Điều 3 nhưng đề nghị cần quy định cụ thể, minh bạch nguyên tắc của lộ trình tăng thuế ngay trong luật. Đồng thời, đề nghị bổ sung chính sách "ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với thanh niên, người chưa thành niên" và các quy định cụ thể hướng trực tiếp đến giới trẻ để ứng phó xu hướng trẻ hóa người sử dụng rượu bia, giảm thiểu những nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật và hệ lụy xã hội do rượu, bia.
Một trong nhiều nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo là quy định không được bán rượu, bia trên internet (khoản 3 Điều 20). Đa số ý kiến trong Ủy ban đồng tình với dự thảo luật và đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ khi đề xuất chính sách này nhằm giảm tối đa tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với rượu, bia, thể hiện tính nhất quán trong chính sách, luật hóa quy định hiện hành và mở rộng đối với bia; đồng bộ với các quy định khác nhằm mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" đối với rượu, bia.
Tuy nhiên, một số thành viên Ủy ban không tán thành quy định này vì cho rằng, không có tính khả thi, không phù hợp với xu thế phát triển thương mại điện tử; chỉ nên quy định các điều kiện chặt chẽ kèm theo việc bán trên internet.
Về vấn đề này, Ủy ban đề nghị Chính phủ đánh giá thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá tác động toàn diện để đề xuất quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban cũng cho rằng, dù theo phương án nào thì tính khả thi của quy định này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ sở kinh doanh và cần chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn./.
Hoàng Yến
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接