TheĐềxuấtphươngánpháplýchoxửlýnợxấbóng đá trực tiếp k+o ý kiến của đại diện Vụ Pháp chế thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia hội thảo về xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề xuất Chính phủ đề xuất Quốc hội về việc hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này nhằm tiếp tục duy trì, phát triển các chính sách tại Nghị quyết 42.
Việc này nhằm mục đích tiếp tục nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, trên cơ sở ý kiến đề xuất của các tổ chức tín dụng/VAMC.
Hội thảo diễn ra theo hình thực trực tiếp kết hợp trực tuyến |
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và một số chuyên gia, hội viên Hiệp hội Ngân hàng, việc xây dựng chính sách về xử lý nợ xấu có thể thực hiện theo 2 phương án.
Phương án 1 đề nghị với Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hướng xây dựng luật là tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.
Với phương án 2 là kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42, theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Trường hợp Quốc hội không đồng ý việc xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, để tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, đồng thời tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của các cơ chế về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục có hiệu lực của Nghị quyết 42 với thời hạn 3 năm.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận cũng đã đưa ra những đánh giá chung về thực tế thực hiện Nghị quyết 42. Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, các quy định tại Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của tổ chức tín dụng (VAMC) mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu. Việc này đã góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, Nghị quyết 42 là nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến ngày 15/8/2022, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng/VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng./.