Hải quan siết chống buôn lậu nhóm mặt hàng phòng,ặpbácsĩởtuyếnđầuchốngdịlich bong da.net chống dịch Covid-19 | |
Tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia | |
Sẻ chia nơi tuyến đầu chống dịch | |
Thủ tướng yêu cầu không để dịch chồng dịch | |
Chống nCoV, những người thầm lặng nơi tuyến đầu |
Dù khó khăn còn đó, dù vất vả ra sao nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh, khỏi bệnh là bác sỹ Nguyễn Trung Cấp và đồng nghiệp lại cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. |
Áp lực! Áp lực!
Để có được lịch hẹn với bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương- nơi trực tiếp điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19, phóng viên phải chờ đợi cả tuần bởi đơn giản ông quá bận.
Trong câu chuyện của mình vị bác sỹ dày dặn kinh nghiệm này phải thốt lên hai từ: Áp lực! Áp lực từ mọi phía, từ việc buộc phải điều trị thành công người bệnh đến việc dành thời gian trả lời chuyên môn cho giới truyền thông về bệnh; tiếp đón các đoàn thanh, kiểm tra; về cơ sở giám sát công tác chăm sóc bệnh nhân mắc và cách ly bệnh nhân nghi mắc.
Chưa kể, theo vị Trưởng khoa Cấp cứu, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp như hiện nay, cơ sở còn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ như tổ chức hoạt động cách li, công tác đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên, cũng như đào tạo tập huấn cho người lao động… Tuy vậy, điều khiến vị bác sỹ này mệt mỏi lại chính là những vấn đề khó được gọi thành tên.
Kể về những ngày đầu chống dịch, bác sỹ Cấp nhớ lại, dịch Covid-19 xảy ra đúng dịp Tết Nguyên đán do vậy tất cả các đơn vị liên quan (VNPT, Viettel) đều nghỉ Tết, người trực không đủ thẩm quyền quyết. Bộ Y tế chưa thể bố trí được đường dây nóng miễn phí nên quyết định lấy đường dây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để nhận các cuộc gọi và giao cho các bác sỹ trưởng ca trực giữ để giải quyết các sự vụ “nóng” của dịch.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp (ngoài cùng bên trái) nhận Bằng khen của Bộ Y tế vì có thành tích điều trị thành công cho bệnh nhân mắc Covid-19. |
Là một trong những người đầu tiên cầm đường dây nóng, bác sỹ Cấp nhớ lại, tôi vừa nhận cuộc gọi vừa phải trực và điều trị gần 200 bệnh nhân, nhiều cuộc gọi đến giữa lúc đang cấp cứu bệnh nhân.
Chuyện sẽ là bình thường nếu hàng trăm cuộc gọi đó thực sự cần thiết để giải đáp thắc mắc của người bệnh, song đáng buồn, đa phần các cuộc gọi đều nhằm mục đích thử đường dây hoặc yêu cầu giải đáp các tò mò thắc mắc kiểu "Virus này có lây qua đường tình dục không" thậm chí có người còn trêu chọc, tán gẫu, nói những câu chuyện không đầu, không cuối không liên quan gì tới dịch bệnh. “Trong 1 đêm, trong số hàng trăm cuộc gọi chỉ có 3 cuộc gọi thực sự “nóng” xin tư vấn tình huống dịch của 2 bệnh viện tuyến dưới và của 1 khách sạn”, bác sỹ Cấp nhớ lại.
Hơn ai hết những nhân viên y tế là người am hiểu về bệnh, họ sẽ phải trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ mình, gia đình, cộng đồng. Khi bị kỳ thị như vậy vô tình đã tổn thương đến chúng tôi rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh chúng tôi đang phải gồng mình chống dịch”, Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu trải lòng. |
Chưa kể, trong quá trình cấp cứu, điều trị, tư vấn cho bệnh nhân, vị bác sỹ này nhận được rất nhiều sự lo lắng thái quá của người dân vì các thông tin sai lệch trên các trang mạng xã hội khiến các bác sỹ phải tìm mọi cách giải thích, trấn an. Đặc biệt, nhiều trường hợp vào viện đòi bằng được xét nghiệm Covid-19 dù không có yếu tố dịch tễ cũng như dấu hiệu điển hình. Khi nhân viên y tế giải thích, họ còn nổi sung lên mắng chửi vì cho rằng nhân viên không “nhiệt tình”.
“Bên cạnh sự lo lắng thái quá, ở một số khác lại là thái độ không hợp tác khi bị cách ly. Theo đó, khi bị cách ly họ khó chịu, cáu kỉnh, có lời lẽ xúc phạm nhân viên y tế vì phải nằm trong bệnh viện, vì đồ ăn không sang, không ngon như ở ngoài, vì vào viện tù túng, không được đi chơi…”, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp trải lòng.
Mủi lòng vì bị kỳ thị
Mệt mỏi, áp lực mọi phía nhưng qua chiều dài câu chuyện phóng viên không nhận thấy sự nản chí của vị bác sỹ này. Dù khó khăn còn đó, dù vất vả ra sao nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân khỏe mạnh, khỏi bệnh là ông và đồng nghiệp lại cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng.
Song trong câu chuyện của mình vị bác sỹ này cũng đau đáu với mong mỏi cộng đồng không nên có tâm lý kỳ thị những người ở vùng dịch và ngay cả các nhân viên y tế tham gia chống dịch.
Sở dĩ như vậy là do bản thân ông và nhiều đồng nghiệp đang công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã từng có thời điểm bị hàng xóm kỳ thị. Đã có trường hợp nhân viên tại Khoa Cấp cứu bị chủ nhà trọ không cho thuê nhà vì sợ lây bệnh; có trường hợp còn không cho gia đình, con cái tiếp xúc với cán bộ đang chống dịch tại bệnh viện; một số nhân viên vệ sinh, bảo vệ của bệnh viện cũng chung cảnh ngộ bị kỳ thị.
Một điều hơn hết mà chuyên gia chống dịch này chia sẻ là để chống dịch thành công không chỉ có các nhân viên y tế- những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà đó còn là tổng hòa của sự nỗ lực của toàn thể nhân viên bệnh viện, của đội ngũ bảo vệ, nhân viên vệ sinh…
Vậy khi bị kỳ thị, họ nghỉ việc, ai sẽ là người thực hiện công việc tuy nhỏ nhưng rất cần thiết tại bệnh viện. “Phòng bệnh nếu không được vệ sinh thường xuyên, đạt chuẩn thì chính những người đang nằm theo dõi, cách ly sẽ bị ảnh hưởng trước tiên”, bác sỹ Cấp nói.
Tâm lý kỳ thị này với cộng đồng còn nguy hiểm hơn nữa bởi nếu chúng ta càng kì thị, quá trình chống dịch sẽ càng kém hiệu quả. Bởi vì càng kì thị, bệnh nhân sẽ có tâm lý sợ bị cách ly, sợ cộng đồng xa lánh, kì thị nên không dám đi khám, thậm chí có trường hợp giấu bệnh, cơ quan y tế khó lòng phát hiện ra, khi đó người chịu thiệt thòi và đối diện với nguy cơ lại chính là những người đang kỳ thị.
Cuộc chiến với virus corona không thể chỉ một sớm một chiều là kết thúc, muốn đi đến chiến thắng khải hoàn không chỉ cần có sự nỗ lực của các “blouse trắng” nơi tiền tuyến, mà mỗi người dân chúng ta cần trở thành một hậu phương vững chắc.