当前位置:首页 > Cúp C1

【keo nha kai】Chính quyền đô thị Hải Phòng: Không tổ chức HĐND ở 8 quận, 79 phường; có thêm một thành phố

Đề án này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030,ínhquyềnđôthịHảiPhòngKhôngtổchứcHĐNDởquậnphườngcóthêmmộtthànhphốkeo nha kai tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/11/2019 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 45, trong đó giao UBND thành phố Hải Phòng xây dựng Đề án thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cấp và hai cấp hành chính.

Sự cần thiết và công tác chuẩn bị đã hoàn tất

Trong quá trình xây dựng Đề án, TP. Hải Phòng đã tổ chức các đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm, mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Theo đó, sau khi tham khảo kinh nghiệm, mô hình của 3 thành phố trên và các quy định hiện hành, Hải Phòng thống nhất đề xuất tên gọi của Đề án là Đề án tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hải Phòng.

Đề án gồm 4 phần là: Sự cần thiết, căn cứ pháp lý và cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng Đề án; thực trạng tổ chức, hoạt động của các cấp chính quyền Thành phố; định hướng và nội dung tổ chức chính quyền đô thị trong thời gian tới; tổ chức thực hiện.

Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại 8 quận và 79 phường, bắt đầu thực hiện từ đầu nhiệm kỳ 2026-2031. Ảnh: Phạm Thanh

Theo Đề án, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại 8 quận và 79 phường, bắt đầu thực hiện từ đầu nhiệm kỳ 2026-2031. Khi không còn HĐND quận thì một số nhiệm vụ của HĐND quận sẽ do HĐND Thành phố thực hiện như quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng đang tích cực triển khai xây dựng 4 Đề án thực hiện sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025 gồm: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hải Phòng; Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa quận Hải An và huyện Thủy Nguyên; sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thành lập Thành phố Thủy Nguyên thuộc TP. Hải Phòng; Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện An Dương và quận Hồng Bàng; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thành lập quận An Dương; Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện An Dương để mở rộng quận Hồng Bàng và sắp xếp, thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng.

Tính đến ngày 31/12/2023, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.526,43 km2 và quy mô dân số 2.432.761 người; tỷ lệ đô thị hóa là 46,41% (1.129.177/2.432.761 người); có 15 đơn vị hành chínhcấp huyện và 217 đơn vị hành chínhcấp xã.

Cụ thể đề án, TP. Hải Phòng sẽ không có đơn vị hành chínhcấp huyện thực hiện sắp xếp; 41 đơn vị hành chínhcấp xã thuộc 9 quận, huyện thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025, gồm các quận: Ngô Quyền, Kiến An, Lê Chân, Hồng Bàng, các huyện: Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Dương, Thủy Nguyên. Sau khi sắp xếp, toàn Thành phố có 15 đơn vị hành chính cấp quận, huyện gồm 8 quận, 1 thành phố, 6 huyện với 167 xã, phường, thị trấn (79 phường, 7 thị trấn và 81 xã), giảm 50 đơn vị hành chính. Cùng với đó, các đề án cũng nêu rõ phương án kiện toàn bộ máy tổ chức; sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công; nhất là giải quyết chế độ chính sách cho hơn 1.100 cán bộ, công chức, viên chức trong diện dôi dư, bảo đảm phù hợp, ổn định, tạo thuận lợi cho người dân.

Việc sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chínhcấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025 đã bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Theo ông Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng thì, trên tinh thần chỉ đạo từ trung ương đến địa phương khi thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chínhcấp huyện, cấp xã cần phải chú trọng đến việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Từ đó, hoàn thành mục tiêu cao nhất của việc sắp xếp là tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương, các cơ quan, đơn vị được kiện toàn, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao đời sống và phục vụ tốt nhất cho người dân.

Thêm một thành phố, một quận mới

Các Đề án đến nay đã hoàn thành đảm bảo các quy trình, thủ tục theo quy định và đã trình Bộ Nội vụ trước ngày 30/6/2024 đảm bảo tiến độ. Dự kiến sẽ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua trong tháng 10/2024, để các địa phương cấp xã triển khai Đề án nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ vào quý I/2025.

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp, thành lập và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chínhcấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hải Phòng; Hải Phòng có 2 đơn vị cấp huyện được nâng cấp từ đơn vị hành chínhnông thôn lên đơn vị hành chínhđô thị (huyện Thủy Nguyên lên thành phố Thủy Nguyên, huyện An Dương thành quận An Dương) và mở rộng không gian quận Hồng Bàng từ 14,42 km2 lên 39,77 km2.

Công trình Trung tâm chính trị - hành chính TP. Hải Phòng tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên

Thành lập Thành phố Thủy Nguyên (trên cơ sở toàn bộ diện tích huyện Thủy Nguyên và phần điều chỉnh địa giới hành chính quận Hải An và huyện Thủy Nguyên tại khu vực đảo Vũ Yên) với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của huyện, cùng với việc Trung tâm Chính trị - Hành chính Hải Phòng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mang tính chất đột phá để Thủy Nguyên sớm trở thành Thành phố trực thuộc Thành phố Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Hồng Huế, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên chia sẻ: “Được thông tin đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập thành phố Thủy Nguyên trực thuộc thành phố Hải Phòng sau khi sắp xếp các đơn vị hành chínhcũng như tên của phường mới, xã mới thuộc thành phố Thủy Nguyên, tôi rất đồng thuận. Tôi thấy, việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn các thôn, xã rất công khai, minh bạch và dân chủ, nên được bà con nhân dân, cử tri đồng tình ủng hộ, thống nhất cao”.

Song hành với việc huyện Thủy Nguyên thành “Thành phố trong Thành phố” thì huyện An Dương sẽ được thành lập là quận An Dương. Điều này sẽ thiết lập bộ máy chính quyền phù hợp, thực hiện tốt hơn nữa các chức năng về quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, tạo điều kiện phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Trước đó, tại quyết định số 669/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng đã công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường tại huyện An Dương đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Áp dụng cụ thể tại khu vực dự kiến thành lập quận An Dương gồm: Thị trấn An Dương, các xã: An Hòa, An Đồng, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Thiện, Lê Lợi, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Cương, Quốc Tuấn, Tân Tiến thuộc huyện An Dương.

Đô thị huyện An Dương, TP. Hải Phòng

Theo bà Trần Thị Quỳnh Trang, Bí thư Huyện ủy An Dương, việc thành lập quận An Dương là cần thiết, phù hợp với thực tế phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện, phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như các quy định hiện hành, tương xứng với vị thế địa chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và người dân trên địa bàn.

Ngoài ra, điều chỉnh mở rộng quận Hồng Bàng là bước đi phù hợp, tạo tiền đề phát triển Hồng Bàng thành đô thị thương mại, dịch vụ xanh, văn minh, hiện đại; giữ vững vị thế, vai trò quận đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Bộ Xây dựng cũng đã có Quyết định 670/QĐ-BXD về việc công nhận quận Hồng Bàng mở rộng và khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Theo đó, công nhận đạt chuẩn các phường thuộc quận Hồng Bàng hiện hữu (Hạ Lý, Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Minh Khai, Phan Bội Châu, Quán Toan, Sở Dầu, Thượng Lý, Trại Chuối) và 33 xã (An Hồng, An Hưng, Đại Bản) của huyện An Dương dự kiến thành lập phường của quận Hồng Bàng.

Đô thị quận Hồng Bàng. Ảnh: Hồng Phong

Như vậy, việc thành lập Thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương và mở rộng quận Hồng Bàng cùng với sắp xếp lại cấp xã đảm bảo cơ bản các tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên theo quy định sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho Thành phố. Đồng thời, thúc đẩy Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế lớn, là động lực phát triển của cả nước, là thành phố hiện đại, xứng tầm với vị thế của đô thị loại I cấp quốc gia, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 45, Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 108 của Chính phủ về xây dựng và phát triển Thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

分享到: