Quy trình xử lý hàng hóa tồn đọng: - Cơ quan Hải quan thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng. - Hội đồng kiểm kê,ửaquyđịnhxửlýhàngtồnđọngtrongkhuvựcgiámsáthảthứ hạng của cúp nga phân loại, định giá. - Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước. - Hội đồng lập phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. - Cục trưởng Cục Hải quan quyết định phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. - Hội đồng tổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng (chuyển giao, bán, tiêu hủy).
Cân nhắc chi phí bảo quản
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến tham gia vào dự thảo là nội dung chi phí bảo quản hàng hóa tồn đọng như chi phí lưu cảng, kho bãi, lưu vỏ containter...
Nội dung này, Cục Quản lý công sản đã đề xuất theo hướng cho phép thanh toán chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container đối với hàng hóa tồn đọng từ ngày cơ quan Hải quan nhận được thông báo bằng văn bản của DN về hàng hóa tồn đọng để nâng cao trách nhiệm của DN và cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, qua tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trong Bộ Tài chính, một số bộ, ngành, Cục Hải quan, Sở Tài chính, 3 phương án thanh toán đã được nêu ra. Thứ nhất là cho phép thanh toán kể từ ngày Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước như Thông tư số 15 hiện nay đang áp dụng. Thứ hai là cho phép thanh toán kể từ ngày cơ quan Hải quan nhận được thông báo bằng văn bản của DN về hàng hóa tồn đọng như đề xuất của Cục Quản lý công sản. Thứ ba là cho phép thanh toán kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu như kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải dựa trên cơ sở kiến nghị của các DN.
Để đi đến thống nhất, Cục Quản lý công sản đã có sự trao đổi cùng với đại diện Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý giá, Vụ Pháp chế và đại diện một số đơn vị Hải quan địa phương. Theo đó, các đơn vị thống nhất trình Bộ thực hiện theo phương án thứ nhất. Nêu lý do, Cục Quản lý công sản cho biết, trách nhiệm xử lý hàng hóa thuộc cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí có liên quan. Nhà nước chỉ thanh toán các chi phí liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng từ thời điểm những hàng hóa đó thuộc về Nhà nước (xác lập quyền sở hữu của Nhà nước). Cơ quan này cho biết thêm, nếu thực hiện theo 2 phương án còn lại sẽ đẩy chi phí xử lý hàng hóa tồn đọng lên rất lớn (chi phí lưu kho, bãi, lưu vỏ container là khoảng 10 USD/ngày/containter), ngân sách Nhà nước không có nguồn để chi trả.
Đồng thời, việc Nhà nước chấp nhận thanh toán các chi phí nêu trên từ ngày hàng về đến cửa khẩu hoặc từ ngày cơ quan Hải quan nhận được thông báo của DN sẽ tạo kẽ hở cho các DN, hãng tàu cấu kết vận chuyển hàng phế thải, phế liệu về cảng và đẩy trách nhiệm xử lý cho Nhà nước.
Xử lý hàng tồn đọng theo từng năm
Ngoài nội dung nêu trên, các sửa đổi còn lại được nêu trong dự thảo chủ yếu nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm mới.
Cụ thể, quy định về phạm vi được sửa đổi quy định này để đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Hải quan năm 2014. Trong đó, hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm: Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ; hàng hóa NK quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận; hàng hóa do DN kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa; hàng hóa NK ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
Về quy định Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng, để đảm bảo việc xử lý hàng hóa tồn đọng được nhanh chóng, dự thảo Thông tư quy định Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm, trường hợp địa bàn hoạt động hải quan ít phát sinh hàng hóa tồn đọng có thể thành lập Hội đồng xử lý theo vụ việc.
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư chỉ quy định cụ thể thành phần Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Hải quan và các thành viên Hội đồng. Tùy tình hình thực tế, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên để phù hợp với từng địa bàn và từng vụ việc xử lý cụ thể. Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung quy định trách nhiệm chủ trì xác định giá trị hàng hóa tồn đọng cho đại diện Sở Tài chính.
Thời hạn xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa tồn đọng cũng được sửa đổi từ 5 ngày làm việc thành 7 ngày làm việc cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.
Những nội dung sửa đổi này dự kiến sẽ có hiệu lực từ 1-1-2015 và thay thế những quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.