【kết quả kawasaki】Phát triển hạ tầng quốc gia phục vụ nghiên cứu và đào tạo
Tọa đàm có sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam đến từ Viện Vật lý,áttriểnhạtầngquốcgiaphụcvụnghiêncứuvàđàotạkết quả kawasaki Viện Thông tin Pháp ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN)... Đặc biệt, buổi tọa đàm có sự tham gia của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu và GS Denis Perret Gallix, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS).
Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, buổi tọa đàm là cơ hội lớn để chúng ta tiếp thu tri thức của các nhà khoa học thế giới về tính toán cũng như tiếp thu, chia sẻ thông tin từ các nhà khoa học trong nước về khoa học tính toán. Đây là cơ sở để chúng ta xây dựng Chương trình hành động “Phát triển hạ tầng quốc gia, tính toán hiệu quả, nâng cao phục vụ nghiên cứu và đào tạo từ nay đến năm 2020".
Toàn cảnh buổi tọa đàm Phát triển hạ tầng quốc gia tính toán hiệu quả nâng cao phục vụ nghiên cứu và đào tạo. |
Theo GS Nguyễn Văn Hiệu, hiện nay Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu tính toán lớn, hiệu suất cao để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có thể kể đến các ngành nghề đang có nhu cầu cao về tính toán như: Khí tượng Thủy văn, Dầu khí, Khoáng sản...
“Sẽ là rất lãng phí lớn nếu mỗi một trung tâm khoa học, mỗi trường đại học, mỗi cơ sở nghiên cứu có một trung tâm tính toán. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, tập trung nguồn lực để xây dựng một trung tâm tính toán phục vụ nhu cầu của nhiều đơn vị nghiên cứu là hiệu quả và rất kinh tế. Thế giới đã triển khai Trung tâm tính toán sử dụng chung cho quy mô nhiều quốc gia, nhiều châu lục.... Đã đến lúc Việt Nam cần có quy hoạch hạ tầng tính toán quốc gia”- GS Nguyễn Văn Hiệu nhấn mạnh.
Văn Ngũ