BPO - Vài chục thập niên qua,ởrộngdiệntiacutechđiềbxh bd đuc thủ phủ cây điều Bình Phước với tình hữu nghị anh em đã giúp nông dân Campuchia về cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều. Thời gian đã minh chứng đất nước chùa tháp với lợi thế “giàu” đất đai và khí hậu phù hợp cây điều. Nhằm giúp nông dân Campuchia gia tăng thu nhập từ cây điều, đồng thời tạo sự chủ động trong việc cung ứng điều thô cho doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) đã hợp tác với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia xây dựng vùng nguyên liệu kỳ vọng lên tới 1 triệu tấn điều trong 10 năm tới tại đất nước chùa tháp xinh đẹp…
Ưu thế của ngành điều Việt Nam là sản xuất được thiết bị công nghệ phục vụ cho công nghiệp chế biến. Do đó, rất khó có quốc gia nào có thể thay thế được vị số 1 của Việt Nam về xuất khẩu nhân điều. Trở thành vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp điều Việt Nam người trồng điều Campuchia sẽ không bao giờ sợ “ế”.
1 TRIỆU TẤN ĐIỀU THÔ/NĂM, CAMPUCHIA SẼ LÀ NƯỚC SẢN LƯỢNG HẠT ĐIỀU LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Những năm qua, do không thể tăng nguồn nguyên liệu ở trong nước và chịu phụ thuộc nguồn điều thô nhập khẩu từ châu Phi, từ năm 2010, Việt Nam đã hỗ trợ hai tỉnh Kampong Cham và Kampong Thom (Campuchia) về cây giống, các giải pháp bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật chăm sóc cây điều, chế biến hạt điều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ông Hean Vannhorn - Đặc phái viên Chính phủ, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp) Campuchia cho biết: “Campuchia hiện có 10 tỉnh trồng điều với trên 100.000 ha đang cho thu hoạch. Nếu năm 2014 chỉ có 30% điều thô Campuchia xuất qua Việt Nam, thì nay đã lên tới 98% (năm 2017 là 87.000 tấn, tương đương 200 triệu USD). Trước đây Campuchia từng trồng tới 300.000 ha điều, chứng tỏ tiềm năng để chúng tôi có thể gia tăng diện tích trở lại là hoàn toàn có thể làm được”. Tại Campuchia những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp sản xuất cây điều giống cung cấp cho nông dân cũng như các dự án doanh nghiệp chuyên canh phát triển cây điều.
Phân loại điều ở Công ty Hoàng Sơn 1, Bù Đăng
Đại diện cố vấn Chính phủ Campuchia khẳng định, đất nước chùa tháp còn quỹ đất rất lớn, lại liền mảnh liền thửa để có thể hình thành vùng trồng điều lớn. Sau cuộc gặp gỡ này, phía Campuchia sẽ sớm hình thành cộng đồng người trồng điều tạo cơ sở pháp lý để phía Việt Nam tập trung giúp đỡ kỹ thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Cuối tháng 11-2017, lần đầu tiên đoàn doanh nghiệp ngành điều Việt Nam do ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas dẫn đầu, đã đến đất nước chùa tháp để tìm hiểu về cơ hội hợp tác phát triển cây điều. Ngày 7-12-2017, Vinacas đã tổ chức đón đoàn đặc phái viên của Chính phủ Campuchia, Tổng cục trưởng Tổng cục Nông nghiệp (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp), tiến sĩ Hean Vannhorn dẫn đầu sang bàn bạc chính thức về việc xây dựng vùng nguyên liệu lên tới 1 triệu tấn điều tại Campuchia. |
Ông Nguyễn Đức Thanh cho biết, sau chuyến công tác tại Campuchia, đoàn khảo sát nhận thấy nơi đây có tiềm năng rất lớn để phát triển cây điều. “Nước bạn có nhiều giống điều tốt, nông dân chăm chỉ và trồng điều giỏi, chính phủ cũng rất quan tâm đến việc trồng mới và đẩy mạnh xuất khẩu điều thô. Trong khi đó, Việt Nam lại có thế mạnh về chế biến và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới, có khách hàng tiêu thụ khắp toàn cầu. Vì thế, Việt Nam và Campuchia cần có giải pháp để hợp tác hình thành 500.000 ha điều, sản lượng 1 triệu tấn trong 10 năm tới”.
GẮN KẾT TÌNH HỮU NGHỊ
Ông Thanh cũng khẳng định, hiện mỗi năm doanh nghiệp ngành điều Việt Nam phải nhập trên một triệu tấn điều thô, phần lớn từ Châu Phi xa xôi, giao thông cách trở, chi phí vận chuyển cao, chất lượng khó kiểm soát. Nếu Campuchia tập trung hình thành vùng điều lớn, doanh nghiệp Việt Nam cam kết sẽ mua toàn bộ nguyên liệu, giúp nông dân tăng thu nhập từ loài cây cho hạt thơm, giòn này.
Tiến sĩ Hoàng Tuấn chuyên gia của Vinacas khẳng định: “Để sớm hình thành vùng nguyên liệu 1 triệu tấn điều thô, trước hết, phía nước bạn Campuchia phải hoạch định được chiến lược đưa cây điều đủ sức cạnh tranh với các loại cây trồng khác và mang lại thu nhập tốt cho nông dân. Thứ hai, Campuchia phải sớm quy hoạch vùng trồng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nhất, từ đó tập trung xây dựng vùng trồng điều đủ lớn để tạo nguồn hàng chất lượng đồng đều, bền vững”.
Công suất chế biến 1,5 triệu tấn điều thô/năm, bán nguyên liệu cho cho doanh nghiệp Việt Nam, người trồng điều Campuchia sẽ không sợ “ế”
Ông Lê Quang Luyến - Tổ trưởng Tổ công tác Nghiên cứu, hỗ trợ phát triển điều Việt Nam - Campuchia đề nghị: “Phía Việt Nam và Campuchia cần nhanh chóng thực hiện các cam kết, đúng như mong muốn hợp tác giữa hai bên tại các cuộc gặp gỡ trong thời gian vừa qua. Trước hết, vụ điều 2017-2018, phía Campuchia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sang thu mua toàn bộ số điều cho nông dân, tạo thắng lợi bước đầu cho sự hợp tác toàn diện này”.
Leng Rithy - Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Campuchia cũng bày tỏ: “Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập tổ công tác đầu mối về phát triển điều tại Campuchia. Tuy nhiên, nông dân của chúng tôi còn lạc hậu, các bạn đầu tư sang đây cần giúp họ tuyển chọn được giống tốt, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản để tăng năng suất, chất lượng, tạo thu nhập ổn định bền vững. Chúng tôi tin tưởng rằng, khi tập trung giúp nông dân, quyền lợi của các bạn sẽ đạt được”.
Ông Hean Vannhorn cũng nêu 3 yêu cầu cần hợp tác thực hiện ngay, gồm: Đẩy mạnh phát triển cây điều tại Campuchia dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của chuyên gia Việt Nam; Tìm mọi cách tạo điều kiện thu mua điều thô được tốt nhất, trên cơ sở củng cố cộng đồng doanh nghiệp điều hai bên; Kiến nghị Chính phủ tạo thông thoáng về chính sách, thủ tục, giấy tờ để thúc đẩy xuất nhập khẩu điều giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
Ông Thanh cũng đề nghị phiên họp thứ 2 của Tổ hợp tác hai bên sẽ diễn ra tại Campuchia vào tháng 3-2018 để tiếp tục cụ thể hóa các cam kết giữa hai bên, hướng đến mục tiêu 1 triệu tấn điều tại Campuchia. Cộng đồng doanh nghiệp điều Việt Nam cũng đã hình thành quỹ giúp 10 tỉnh có trồng điều của Campuchia, ngay trong cuộc gặp gỡ này, Vinacas sẽ trao 1,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các bạn”.
Các chuyên gia phát triển ngành điều của Vinacas cho giống là khâu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển cây điều ở Campuchia, sau đó đến kỹ thuật chăm sóc. Chuyên gia của Vinacas Phạm Văn Nguyên cũng nêu kinh nghiệm “xương máu” mà Việt Nam đã trải qua khi nóng vội đưa giống điều từ Ấn Độ về nước trồng đại trà. Nhưng do giống điều có đặc điểm biến thiên về di truyền, biến thiên về sinh học lớn nên khi trồng ở Việt Nam thì năng suất, chất lượng không bằng ở Ấn Độ. Qua nghiên cứu của tôi, tại Campuchia đã có nhiều giống điều thực sinh rất tốt, cho năng suất và chất lượng cao, hạt tuy nhỏ nhưng ăn rất ngon. Đây là cơ sở để sắp tới chúng ta sẽ tiến hành tuyển chọn nhân giống cho nông dân trồng ngay tại địa phương. Cách làm này sẽ rút ngắn quá trình nghiên cứu, chọn tạo giống phù hợp (có thể mất hàng chục năm), hạn chế rủi ro và cho năng suất, chất lượng cao nhất”. |
Phương Hà(Tổng hợp)