发布时间:2025-01-25 22:17:07 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Đây là một trong những đề xuất được nêu tại Báo cáo "Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid-19 giai đoạn 2021 - 2025,ớmsửaLuậtĐấtđaiđểcảithiệnhệthốngphânbổnguồnlựxem tỉ số tầm nhìn 2030", do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) thực hiện.
Cải thiện phân bổ nguồn lực là trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế
Trình bày tóm tắt về báo cáo tại hội thảo chiều 16/12, TS. Đặng Thị Thu Hoài - Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực (CIEM) cho biết quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến năm 2020, dự kiến 16 trong số 23 mục tiêu lớn được giao tại Nghị quyết 27 năm 2017 của Chính phủ hoàn thành và có khả năng hoàn thành (chiếm gần 70 %). Trong đó, 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra, góp phần tạo được bước tiến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế vẫn còn tồn tại, hạn chế. Đầu tư công vẫn còn dàn trải, chậm tiến độ, hiệu quả không cao, chất lượng thể chế đầu tư công còn thấp. Hệ thống thu ngân sách chưa thực sự bền vững, nhất là trong bối cảnh Covid. Đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mục tiêu nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, kế hoạch cổ phần hoá chưa hoàn thành. Quá trình tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, đặc biệt về tài chính. Quy mô, năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém chưa được triển khai dứt điểm, nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Nhìn chung, các chuyên gia của CIEM đánh giá Việt Nam chưa đạt được các mục tiêu của giai đoạn 2011 - 2020, những mục tiêu quyết định khả năng vượt bẫy thu nhập trung bình trên con đường phát triển của Việt Nam. Tăng trưởng có cải thiện nhưng cơ bản vẫn theo chiều rộng. Hiệu quả sử dụng nguồn lực kém. Thị trường nhân tố sản xuất chưa phát triển. Tỷ lệ nội địa hoá thấp, kinh tế tư nhân còn yếu.
Với tình hình đó, một vấn đề trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 được chuyên gia của CIEM nhấn mạnh là tập trung nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực thông qua phát triển đồng bộ các loại thị trường kết hợp với tận dụng khai thác cơ hội của công nghệ số, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Trong đó, những kết quả triển khai cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm (đầu tư công, DNNN và tổ chức tín dụng) là tiền đề quan trọng để trong giai đoạn 2021 - 2025 có thể tập trung phát triển một bước, đồng bộ hơn hệ thống các loại thị trường từ đó xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Sửa Luật Đất đai theo hướng thị trường hơn
Góp ý cho báo cáo, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế kém hiệu quả chính là hệ thống phân bổ nguồn lực phi thị trường, không dựa vào yếu tố hiệu quả và đây là vấn đề cần được phân tích sâu hơn để có giải pháp phù hợp.
Theo một nghiên cứu trước đó của CIEM, những ngành đóng góp cho GDP nhiều nhất không phải là những ngành được đầu tư nhiều nhất. Việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hay địa phương hầu như không dựa vào mức độ phát triển hay hiệu quả mà chủ yếu dựa vào các yếu tố mang nặng tính hành chính.
Cho rằng phân bổ nguồn lực là trọng tâm cốt lõi của tái cơ cấu nền kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung đề xuất để giải quyết vấn đề hiệu quả của nền kinh tế trong giai đoạn tới thì không nhất thiết phân chia kịch bản tái cơ cấu theo ngành hay lĩnh vực mà chỉ cần xây dựng cơ chế phân bổ hiệu quả và từ đó để thị trường dẫn dắt.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Tú Anh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế trung ương, cho rằng tái cơ cấu cũng chính là nguyên tắc tái phân bổ nguồn lực, là cách lựa chọn ưu tiên đầu tư vào đâu, sắp xếp thứ tự ưu tiên thế nào. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế sau đại dịch, cách thức sản xuất và tiêu dùng sẽ có những thay đổi đáng kể, từ đó đòi hỏi phải đưa ra các nguyên tắc phân bổ nguồn lực phù hợp, hiệu quả hơn.
"Xưa nay chúng ta phân bổ đầu tư cào bằng mà không theo hiệu quả. Mỗi tỉnh được một tỷ lệ đầu tư tăng dần theo năm thay vì đáng lẽ phải được đầu tư đủ để tập trung các dự án đủ lớn, tạo cú huých cho vùng và những năm sau có thể không cần đầu tư nữa" - ông Nguyễn Tú Anh nói.
Để nâng cao hiệu quả hệ thống phân bổ nguồn lực, một trong những vấn đề được các chuyên gia đồng tình là sớm sửa đổi Luật Đất đai theo hướng thị trường hơn và thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Theo đề xuất tại báo cáo của CIEM, Luật Đất đai cần được sửa đổi theo hướng bỏ giới hạn đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; kéo dài thời hạn giao đất; bỏ hoặc nâng mức hạn điền; xây dựng các tác nhân thị trường, hỗ trợ thị trường quyền sử dụng đất.
Đồng thời, xóa bỏ cơ chế giao đất, cho thuê đất theo cơ chế hành chính, xin cho. Phát triển thị trường sơ cấp về quyền sử dụng đất bằng cách Nhà nước đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất, đấu thầu tìm kiếm nhà đầu tư sử dụng đất thay vì xin, cho, cấp phát như hiện nay. Đối với đất Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, thì Nhà nước không giao đất trực tiếp theo biện pháp hành chính như hiện nay, mà phải đấu giá, đấu thầu dự án đầu tư để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp nhất.
Hoàng Yến
相关文章
随便看看