Chiều 19/8,ĐềxuấtNhànướcđộcquyềnxâydựngnhàmáyđiệnhạtnhâsoi kèo newcastle vs wolves Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 36, thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Điện hạt nhân là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng
Một trong những điểm mới tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này là đề cập tới phát triển điện hạt nhân. Theo đó, điện hạt nhân là một trong số các loại điện năng lượng mới.
Tại khoản 5, Điều 5, dự thảo Luật nêu rõ, Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân bên cạnh độc quyền về đầu tư nhà máy thủy điện đa mục tiêu, những dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp; điều độ hệ thống điện.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay, có ý kiến cho rằng, Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện hạt nhân và thời gian qua đã chuẩn bị bước đầu cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên quan trọng.
Điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.
Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các quy định nguyên tắc về loại nguồn điện này cần được dẫn chiếu tới Luật Năng lượng nguyên tử.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cần cung cấp căn cứ chính trị, cơ sở khoa học, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ triển khai các dự án điện hạt nhân.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo cấp có thẩm quyền về mức độ quy định với phát triển điện hạt nhân, bổ sung quy định về hỗ trợ, quản lý rủi ro, quy định về an toàn và bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát triển và vận hành các nhà máy điện này.
Về điện gió ngoài khơi, ông Huy lưu ý, đây cũng là lĩnh vực rất mới tại Việt Nam, liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ quyền biển đảo và nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành, cơ quan.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị cần có quy định chặt chẽ về điều kiện chuyển nhượng dự án, trách nhiệm từng bộ, ngành trong phát triển loại nguồn điện này.
Có lộ trình rõ ràng hơn về xóa bỏ bù giá chéo
Một nội dung khác được nêu ra trong dự luật lần này là Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị từ năm 2020 đã đưa ra định hướng “không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng miền”.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ hợp lý, giảm dần và tiến tới xóa bỏ bù chéo giá giữa các vùng miền và nhóm khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Cơ chế giá điện được áp dụng phù hợp với các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện lớn.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, việc bổ sung quy định về xây dựng chính sách giá điện tiến tới sát thị trường là phù hợp. Tuy nhiên, các quy định về giảm bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng chưa thể hiện cụ thể tại dự thảo Luật.
Cơ quan thẩm tra đề nghị dự thảo Luật cần quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng hơn về xóa bỏ bù giá chéo giữa các nhóm khách hàng. Việc này nhằm đảm bảo bình đẳng xã hội, nguyên tắc thị trường và khuyến khích tiết kiệm điện trong ngành sản xuất.
Cùng với đó cũng cần nghiên cứu, bổ sung những quy định cụ thể về đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định; bổ sung cơ chế về giá điện hai thành phần, nhập khẩu và xuất khẩu.
Một nội dung đáng chú ý khác, dự thảo Luật quy định Chính phủ sẽ là cơ quan có thẩm quyền trong ban hành cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, thay vì Thủ tướng.
Dự thảo Luật quy định, Chính phủ ban hành nghị định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện, trong đó nêu cụ thể thẩm quyền theo từng mức điều chỉnh giá. Thời gian điều chỉnh giá cũng được rút xuống còn 3 tháng, thay vì 6 tháng như hiện nay.
Việc này để giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp biến động thực tế, thông số đầu vào sản xuất và bù đắp các chi phí, lợi nhuận hợp lý, bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo Luật bổ sung quy định về xây dựng khung giá phát của đơn vị phát điện, giá hợp đồng mua bán điện; giá tạm giữa bên bán và mua điện.
Cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định trách nhiệm công khai minh bạch các loại giá (truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện).
Bên cạnh đó, Chính phủ cần rà soát quy định về thẩm quyền, hình thức và phương pháp định giá điện, dịch vụ về điện để thống nhất với Luật Giá; đồng thời nghiên cứu cơ chế để cân bằng, bình ổn giá điện thông qua quỹ hoặc tài khoản cân bằng giá mặt hàng này.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có 9 chương với 121 điều, dự kiến trình Quốc hội thảo luận lần đầu tại kỳ họp vào tháng 10 tới.