游客发表
发帖时间:2025-01-11 06:10:18
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XV. Đây là dự luật quan trọng sẽ thay thế cho Pháp lệnh số 34 về thực hiện dân chủ ở xã,ềukiếntmhuyếtchoLuậtThựchiệndnchủởcơsởlive vs arsenal phường, thị trấn, đã triển khai 15 năm qua.
Đại biểu tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quán triệt mục đích, yêu cầu tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa qua, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết, qua hơn 20 năm triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998-2021) nhất là thực hiện Pháp lệnh số 34 đã đem lại nhiều thay đổi quan trọng và tích cực trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta, nhất là cấp cơ sở, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội và trong từng cơ quan, đơn vị, thực hiện tốt quyền làm chủ của Nhân dân.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai trong thời gian qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy các quy định về dân chủ ở cơ sở đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, có lúc, có nơi còn lúng túng trong việc xác định nội dung thực hiện dân chủ, chưa đề cao vai trò của Nhân dân, việc phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội còn hạn chế... Những vấn đề trên cần được nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Góp ý về dự thảo luật, ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, nói qua dự thảo luật đã thể hiện rõ và đầy đủ phương châm của Đảng là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tuy nhiên, đối với quy định về thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn, ông Mạnh đề nghị cần bổ sung thêm những nội dung mà người dân được giám sát chính quyền địa phương thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng và cơ quan MTTQ, đoàn thể…
“Bên cạnh đó, tôi đề nghị, dự thảo cần quy định về thời gian, trách nhiệm giải trình của chính quyền, cơ quan, tổ chức nhằm bảo đảm hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, thêm chế tài xử phạt khi cơ quan, tổ chức, địa phương không thực hiện, chấp hành đầy đủ việc hiện dân chủ ở cơ sở”, ông Mạnh kiến nghị.
Còn ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, đề xuất bổ sung quyền của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Song song đó, cần quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền phải thông tin lại cho người dân những nội dung nào tiếp thu, nội dung nào không tiếp thu sau khi người dân đã góp ý kiến; trách nhiệm về giải trình của cơ quan có thẩm quyền với dân, với cơ quan báo chí…
Đồng tình với quan điểm trên, ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho rằng, đối với quy định về trình tự thủ tục thành lập Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng cũng cần rút gọn để dễ thực hiện, mặt khác cũng cần có cơ chế, chính sách, kinh phí hỗ trợ đối với các thành viên Ban thanh tra nhân dân, bởi hiện nay chế độ cho đối tượng này là khá hạn chế.
Đối với quy định về thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp, nhiều đại biểu đều cho rằng, đây là vấn đề khó thực hiện, nên cần làm rõ, để làm sao luật ra đời thì khả thi, không phải ban hành cho có. Ông Kiều Văn Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh, cho rằng, chỉ nên tập trung thực hiện ở doanh nghiệp nhà nước nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhà nước, phòng chống tham nhũng.
Phát biểu tiếp thu các ý kiến của đại biểu, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết, mục đích của dự án luật này là nhằm thể chể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đó là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bà Lê Thị Thanh Lam yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung bằng văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, tổng hợp để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sắp tới.
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội gồm 6 chương, 92 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. |
Đ.B ghi nhận
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接