Ông Lưu Hoàng,ânquỹnhànướctạmthờinhànrỗiđượcsửdụnghiệuquảquađấuthầutráiphiếuchínhphủkèo trực tiếp hôm nay Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ - Kho bạc Nhà nước (KBNN), đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên TBTCO về vấn đề này. PV:Thưa ông, lý do KBNN triển khai mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ từ phía các NHTM là gì? Ông Lưu Hoàng:Tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ có quy định, ngân quỹ nhà nước (NQNN) tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên: tạm ứng cho ngân sách trung ương; tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh; gửi có kỳ hạn các khoản NQNN tạm thời nhàn rỗi tại các NHTM có mức độ an toàn cao, theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trong đó ưu tiên gửi tại NHTM có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn); mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ (TPCP). Thực hiện việc mua lại có kỳ hạn TPCP là bước hoàn thiện cuối cùng về các quy định cho phép sử dụng nguồn NQNN tạm thời nhàn rỗi được Chính phủ quy định, đồng thời giúp công tác quản lý NQNN được an toàn, hiệu quả. PV:Được biết, KBNN vừa tổ chức phiên đấu thầu trực tuyến đầu tiên mua lại có kỳ hạn TPCP. Xin ông cho biết cụ thể về phiên đấu thầu này?
Ông Lưu Hoàng:Phiên đấu thầu đầu tiên này, chúng tôi gọi thầu 800 tỷ đồng. Đã có 4 NHTM tham gia đấu thầu với tổng vốn dự thầu là 1.150 tỷ đồng và kết quả khối lượng trúng thầu là 300 tỷ đồng, với lãi suất ngang bằng với lãi suất của thị trường đối với nghiệp vụ mua lại có kỳ hạn TPCP. PV:Việc mua lại có kỳ hạn TPCP có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động quản lý ngân quỹ hiện nay, thưa ông? Ông Lưu Hoàng:Việc mua lại có kỳ hạn TPCP đã hỗ trợ phát triển thị trường TPCP khi giúp tăng tính thanh khoản của TPCP trên thị trường thứ cấp, từ đó tác động hỗ trợ trở lại đối với hoạt động phát hành TPCP của KBNN trên thị trường sơ cấp. Ngoài ra, hoạt động này cũng góp phần phát triển thị trường tiền tệ. Đặc biệt, việc mua lại có kỳ hạn TPCP giúp đảm bảo tính công khai, minh bạch hoạt động quản lý NQNN bởi đối tác giao dịch được mở rộng hơn so với nghiệp vụ gửi tiền có kỳ hạn tại các NHTM. Quy trình lựa chọn đối tác giao dịch được thực hiện theo hình thức đấu thầu điện tử trên hệ thống giao dịch của sở giao dịch chứng khoán. Sau khi thực hiện giao dịch, các thông tin về khối lượng, lãi suất mua lại tương ứng với từng kỳ hạn được KBNN công bố trên trang thông tin điện tử của KBNN. PV: Vậy với các NHTM cũng như KBNN sẽ được lợi gì từ việc mua lại có kỳ hạn TPCP này? Ông Lưu Hoàng:Nhờ việc mua lại có kỳ hạn TPCP, các NHTM được bổ sung thêm 1 kênh huy động vốn nữa ngoài việc nhận tiền gửi có kỳ hạn của KBNN. Thông qua kênh mua lại có kỳ hạn TPCP này, NHTM có thể thêm được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của KBNN. Về phía KBNN, đây cũng là bước đi để bảo đảm quản lý nguồn ngân quỹ an toàn hiệu quả. Thứ nhất, chúng tôi đánh giá đây là kênh đầu tư rất an toàn vì có tài sản đảm bảo bằng chính TPCP. Do đó, trong trường hợp xảy ra rủi ro, KBNN có thể bán TPCP để thu hồi toàn bộ tiền gốc đầu tư (hoặc giữ lại TPCP để nhận tiền gốc, lãi cho đến khi đáo hạn). Thứ hai, các NHTM tham gia đều là những ngân hàng được NHNN đánh giá là có độ an toàn cao. Đặc biệt, việc mua lại có kỳ hạn TPCP còn giúp cho KBNN có thêm một kênh nữa để đưa tiền ra thị trường; đồng thời, hình thức này cũng đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cụ thể KBNN tổ chức đấu thầu, cạnh tranh lãi suất thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Toàn bộ thông tin, kết quả đấu thầu được công khai trên Cổng thông tin điện tử của KBNN. PV: Xin cảm ơn ông!
Vân Hà (thực hiện) |