【bảng xếp hạng bóng đá vô địch mexico】VCCI góp ý cho Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021

[La liga] 时间:2025-01-25 20:32:20 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:55次
Ngành Hải quan: Chuẩn bị triển khai nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030: Giảm đầu mối trung gian hướng đến mô hình hải quan thông minh
VCCI góp ý về quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế
VCCI góp ý cho Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) kiểm hóa hàng nhập khẩu, tháng 3/2021.
Ảnh: H.Nụ

Nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại

VCCI vừa có văn bản trả lời góp ý đối với dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là dự thảo Chiến lược).

Theo VCCI, dự thảo Chiến lược đã chỉ ra những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, cùng các vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại… đang làm nảy sinh những thách thức và cơ hội mới đối với Việt Nam. Tuy nhiên VCCI cho rằng, gần đây đã xuất hiện một số diễn biến đáng chú ý cho thấy rõ hơn sự cần thiết phải có Chiến lược phát triển Hải quan mới phù hợp với thực tiễn.

Dự thảo Chiến lược cũng đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2011-2020. VCCI đánh giá, đây là những bài học kinh nghiệm quan trọng góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn vừa qua, cũng như có thể góp phần xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục triển khai và phát triển trong giai đoạn 2021-2030.

Tuy nhiên, VCCI đề nghị bổ sung thêm một nội dung về sự chủ động của ngành Hải quan trong tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, thủ tục xuất nhập khẩu… thông qua hợp tác với VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp.

Cụ thể gồm: xu hướng gia tăng các biện pháp bảo hộ trên thế giới dẫn tới hệ quả là các hiện tượng gian lận thương mại cũng tăng nhằm lẩn tránh các biện pháp, đồng thời nguy cơ với các ngành kinh tế bị ảnh hưởng cũng cao hơn. Điều này đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả công tác chống gian lận thương mại, đặc biệt của Hải quan.

Do đó, VCCI cho rằng, Hải quan Việt Nam cần nghiên cứu các cách thức thích hợp để phản ứng/gây sức ép với các đối tác đang áp dụng các biện pháp bất hợp lý hạn chế hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết quốc tế liên quan tới hải quan và tạo thuận lợi thương mại. Do đó, triển khai đầy đủ một cách thực chất và bao trùm tất cả các cam kết này là rất quan trọng, cần thiết phải được xem xét như một trong những động lực để xây dựng Chiến lược này.

Cùng với những nội dung trên, dự thảo Chiến lược còn đề cập những tồn tại trong thực hiện cải cách, hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2011-2020. Các nhóm vấn đề hạn chế đã được xem xét ở góc độ hệ thống pháp luật, công tác nghiệp vụ hải quan, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, việc tổ chức bộ máy hải quan và việc hiện đại hóa trang thiết bị hải quan.

Tuy nhiên, để đầy đủ hơn, VCCI đề nghị cần xem xét bổ sung đánh giá hạn chế liên quan tới sự thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật về phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành; bổ sung bất cập của tình trạng hệ thống thông tin phân tán trong quản lý các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.

Cần lấy ý kiến đánh giá định kỳ từ doanh nghiệp

Về các chỉ tiêu cho tới năm 2025, dự thảo Chiến lược có đưa ra chỉ tiêu kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. VCCI đánh giá, đây là chỉ tiêu quan trọng, song ngoài việc kết nối với hệ thống của Bộ Tài chính và thông tin báo cáo Chính phủ, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc bổ sung thêm nội dung chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành có liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu.

Bởi các khảo sát gần đây do VCCI và Tổng cục Hải quan thực hiện cho thấy mức độ chia sẻ thông tin giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành còn hạn chế. Thông tin được chia sẻ tốt hơn sẽ giúp doanh nghiệp tránh phải khai báo nhiều lần cùng một nội dung khi thực hiện thủ tục của các cơ quan Nhà nước khác nhau.

VCCI cũng đề nghị sửa đổi thành chỉ tiêu là “hoàn thành thực thi đầy đủ” các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan, bởi các cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại trên thực tế không đòi hỏi việc sửa đổi pháp luật nhiều, mà chủ yếu là việc tổ chức triển khai trên thực tế.

Trong giải pháp thực hiện về nghiệp vụ hải quan, liên quan tới triển khai hải quan xanh, VCCI đề nghị mở rộng diện áp dụng để tính tới các cam kết liên quan mà Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện; xem xét bổ sung các giải pháp tăng cường hiệu quả hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp…

Bên cạnh các giải pháp về phát triển nhân lực ngành Hải quan được nêu trong dự thảo Chiến lược, VCCI mong muốn cân nhắc bổ sung các giải pháp để kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của cán bộ hải quan, nhằm giảm thiểu nguy cơ lạm dụng quyền, nhũng nhiễu.

Về phát triển quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp, VCCI đánh giá, các nội dung nêu tại mục này phần lớn là các mục tiêu, chưa phải giải pháp cụ thể, nên có thể đưa ra các giải pháp như: thiết lập các kênh đối thoại thường xuyên/định kỳ giữa hải quan ở từng cửa khẩu với doanh nghiệp; tổ chức diễn đàn đối thoại hàng năm giữa từng cục/chi cục hải quan với doanh nghiệp; thiết lập đường dây nóng xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp.

Việc lấy ý kiến đánh giá định kỳ của doanh nghiệp về các thủ tục hành chính xuất nhập khẩu cũng là một giải pháp quan trọng. VCCI cho rằng, thực tế cho thấy, những hoạt động hợp tác khảo sát doanh nghiệp giữa Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và VCCI từ năm 2012 đến nay đã giúp cải thiện chất lượng xây dựng và thực thi chính sách pháp luật và cải cách thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接